Theo Đề án phòng chống thiên tai của tỉnh Quảng Nam, toàn tỉnh có đến 93 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở, tập trung ở miền núi, ven sông, ven biển. Trong đó, nguy cơ rủi ro sạt lở đất đối với người dân ở khu vực miền núi đang ở mức báo động cao.
Mưa lớn đang gây ngập úng cục bộ nhiều tuyến đường, công trình cầu cống ở Hương Khê (Hà Tĩnh), do đó gần 5.000 học sinh phải nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, hiện địa phương có gần 30 xã, thị trấn với hơn 1.400 hộ dân sống trong vùng bị sạt lở và nguy cơ xảy ra sạt lở cao, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi.
Do tình hình mưa lớn kéo dài, 6 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét cần đề phòng gồm: Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy.
Sau bão số 4, trên địa bàn các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, sụt lún tại các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cản trở giao thông. Đến nay, các điểm sạt lở vẫn chưa được xử lý, nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao cho người dân lưu thông qua đây.
Mưa lớn nhiều ngày qua, nước lũ đổ về mạnh đã gây ngập và chia cắt nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng trăm hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Trận mưa xối xả từ đêm qua (18/9) đến sáng nay đã làm một số xã hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông xuất hiện ngập lụt cục bộ và nguy cơ trượt lở đất đá. Để bảo đảm an toàn cho người dân, một số xã ở hai huyện trên đã tiến hành di dời dân đến khu vực cao ráo hơn, bố trí lương thực, thực phẩm dự trữ.
Mặc dù phải hứng chịu lũ lụt nặng nề sau bão số 3 song lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vẫn quyết định nhường 100 tỉ tiền hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Hàng trăm suất cơm miễn phí từ các nhà hàng đã được chuyển tới tay người dân ở thành phố Hạ Long.
Do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, nhiều huyện miền núi ở Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài, các tuyến quốc lộ 15, 15C và 16 qua các huyện biên giới Thanh Hóa bị sạt lở, nứt ta luy.
Chiều 8/9, ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ghi nhận một trận động đất trên địa bàn huyện A Lưới.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lưu ý khả năng lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc ở các tỉnh miền núi. Trong đó, 9/11 huyện miền núi Thanh Hóa chịu nguy cơ sạt lở, lũ quét.
Theo dự báo, hôm nay ngày 30/8, mưa dông diện rộng diễn ra trên khắp cả nước, nhiều nơi mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra ngập úng, lũ quét, sạt lở đất.
Mưa liên tiếp nên nước lũ dâng cao làm ngập nhiều điểm cầu tràn. Để đi sang bên kia cầu, người dân xã Hữu Lập (huyện Kỳ Sơn) chỉ còn cách dìu nhau vượt lũ.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, ngập úng cục bộ, giao thông ngưng trệ. Lực lượng chức năng các địa phương của tỉnh Bắc Giang đang tích cực chỉ đạo khẩn trương tiêu thoát nước, cảnh báo sạt lở đất.
Mưa lớn những ngày qua cùng với lũ quét đã xuất hiện tại nhiều nơi ở khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu, công trình...
Đợt mưa lớn từ ngày 2 – 4/7 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về nhà ở, tài sản, đường giao thông, thủy lợi và sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh miền núi Bắc Bộ.
Trong 03-06 giờ tới, miền núi và trung du Bắc Bộ tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 80mm, nhiều điểm có mưa rất lớn nên nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 10/6/2024 yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với thiên tai tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.
Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.