(Moitruong.net.vn) – Trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 528 tấn than khi đun bếp than tổ ong, phát thải khoảng 1.870 tấn khí CO2 vào không khí.

Mỗi ngày Hà Nội đốt 528 tấn than tổ ong

Ngày 30/1, tại Hà Nội Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) phối hợp với Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Clearn) tổ chức hội thảo “Chất lượng không khí năm 2017: Hiện trạng và giải pháp”.

Hội thảo được tổ chức với mục đích chia sẻ kết quả nghiên cứu về chất lượng không khí của các bên liên quan; thảo luận các nỗ lực hiện tại và đề xuất các giải pháp cải thiện.

Các nhà khoa học, nhóm nghiên cứu chủ yếu về báo cáo chất lượng không khí khu vực Hà Nội và TP.HCM năm 2017; Báo cáo nghiên cứu giám sát hiện trạng ô nhiễm bụi ở Việt Nam ứng dụng công nghệ hình ảnh vệ tinh; Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế và Công tác quản lý chất lượng môi trường không khí. Phần hai tọa đàm về những nỗ lực và giải pháp để cải thiện chất lượng không khí do bà Trịnh Thị Hòa – Chuyên gia Live&Clearn điều hành.

Tại hội thảo, bà Lê Thanh Thủy, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong cho thấy trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 55.000 bếp. Tỉ lệ bếp than tổ ong ở các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, nhà hàng, bán nước vỉa hè, còn ngoại thành chiếm 37%. Đặc biệt, quận Ba Đình và Hoàn Kiếm có số lượng gia đình sử dụng bếp than tổ ong nhiều nhất”. 

“Trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 528 tấn than khi đun bếp than tổ ong, phát thải khoảng 1.870 tấn khí CO2 vào không khí. Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo và Hà Nội đã có lộ trình trong năm 2018 phải giảm được 70% số lượng bếp than tổ ong, đến hết năm 2019 là phải xong 100% bếp than tổ ong.

Vào những tháng cuối năm, đặc điểm thời tiết, nhiệt độ thấp làm giảm sự phát tán của bụi và ô nhiễm. Thêm vào đó, các hoạt động sinh hoạt của người dân để chuẩn bị cho dip Tết diễn ra mạnh mẽ hơn cũng đóng góp vào ô nhiễm không khí trong thành phố. Trước tình trạng này, chính quyền thành phố và một số tổ chức cá nhân đã có những nỗ lực để cải thiện nhằm giảm tác động đến sức khỏe con người.

Tuệ An (t/h)

Bài liên quan
  • Hoàng Mai (Hà Nội): Cần làm rõ việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của Dự án "Trường mầm non IQ School"
    Mỗi dự án xây dựng đều có những ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới môi trường xung quanh, bao gồm: Không khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước…. Bụi từ quá trình khoan đục phá dỡ tường, thi công xây dựng dự án gây ra tình trạng ô nhiễm không khí. Nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình ăn ở sinh hoạt tại công trường nếu không có biện pháp thu gom xử lý phù hợp cũng sẽ là mầm mống của dịch bệnh lây lan, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng tới môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mỗi ngày Hà Nội đốt 528 tấn than tổ ong