Mông Cổ: Băng tan đe dọa nghề chăn nuôi tuần lộc

Minh Anh (T/h)|21/11/2019 11:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Băng ở thảo nguyên Mông Cổ đang tan biến nhanh chóng với sự tàn khốc, hậu quả cho tuần lộc và những người chăn gia súc khiến sinh kế của họ đang bị đe dọa.

“Băng đóng một vai trò cụ thể trong việc chăn nuôi tuần lộc ở Mông Cổ. Họ dùng băng vào mùa hè để làm giảm thân nhiệt và bảo vệ tuần lộc khỏi các loại côn trùng”, Phó giáo sư William Taylor, tại Đại học Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Colorado, chỉ ra. “Hiện tượng tan băng vĩnh cửu sẽ làm thay đổi cấu trúc và chất lượng đất”.

Ảnh minh họa

Theo các hộ chăn nuôi tuần lộc, các mảng băng đã tan chảy hoàn toàn trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018, kéo theo đó là chất lượng cỏ suy giảm khiến tuần lộc mắc bệnh và chết. Mông Cổ là một trong những các quốc gia khô nhất trên thế giới, nơi lượng mưa theo mùa.

Người dân địa phương tại đây đang chịu thiệt hại nặng nề. Biến đổi khí hậu đang tác động đến sức khỏe của đàn tuần lộc và sinh kế của người nông dân. Băng tan cũng đã tiết lộ các hiện vật cho thấy lịch sử chăn tuần lộc trong khu vực phía bắc Mông Cổ. Ông Taylor nói rằng lớp băng vĩnh cửu đã hoạt động như một “tủ đông” chứa vật liệu sinh học cổ đại.

“Hầu hết mọi thứ người dân ở đây sử dụng đều được làm từ vật liệu hữu cơ dễ phân hủy. Do đó không thể lưu giữ các hiện vật khảo cổ hoặc tài liệu bằng văn bản”, ông Taylor nói. “Băng vĩnh cửu tại đây đóng vai trò lưu giữ các hiện vật, có thể giúp lấp đầy những khoảng trống kiến thức lịch sử và tiền sử của Mông Cổ.

Minh Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mông Cổ: Băng tan đe dọa nghề chăn nuôi tuần lộc
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.