Mức độ xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu long có chiều hướng giảm

Hoàng Anh|06/05/2022 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Trong tháng 5/2022, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công (trạm Kratie) về hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 25%, cao hơn cùng kỳ năm 2021 từ 15 – 20%.

Theo dự báo, từ ngày 9 – 15/5, mực nước các trạm trung, hạ lưu Mê Công tiếp tục lên, mực nước tại trạm Pakse (Lào), Kratie (Campuchia) ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 1 – 1,5m và cao hơn cùng kỳ năm 2021 từ 0,9 – 1,2m. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu, sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 1,55 – 1,75m, mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,4 – 0,5m.

Ảnh minh họa

Trong tháng 5/2022, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công (trạm Kratie) về hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm từ 20 – 25%, cao hơn cùng kỳ năm 2021 từ 15 – 20%. Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm 2021 và trung bình nhiều năm.

Trước biến động về dòng chảy cần chủ động kiểm soát nguồn nước trên đồng bằng, chuyển đổi cơ cấu theo hướng thuận thiên, giảm phụ thuộc vào nước ngọt, tích trữ nước tại chỗ…; và giải pháp hợp tác quốc tế, bằng việc tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trên lưu vực sông Mê Công vì sự phát triển, sử dụng và bảo tồn bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công.

Mọi việc tác động đến dòng chảy ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta đều phải chủ động đối phó. Trong quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long, những vấn đề như: giảm dòng chảy mùa lũ, tăng dòng chảy mùa kiệt, giảm phù sa, bùn cát đều phải được nghiên cứu và đề cập. Vấn đề lớn nhất cần ứng phó là các hồ chứa thủy điện thượng nguồn (Trung Quốc) trong tương lai gần sẽ giảm “thủy điện” mà gia tăng “thủy lợi” bằng việc chuyển nước khỏi lưu vực sông Mê Kông, lúc đó không còn là việc gia tăng nguồn nước trong mùa kiệt…

Hoàng Anh

Bài liên quan
  • Bà Nguyễn Thị Kim Anh: Quy hoạch, quản lý tài nguyên nước hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
    Moitruong.net.vn – Nguồn nước dưới đất suy thoái, cạn kiệt làm gia tăng nhu cầu khai thác nước mặt. Trong khi đó, nhiều lưu vực sông trên cả nước đang ô nhiễm. Thực trạng này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế – xã hội. Từ đó, cần có những giải pháp, kế hoạch cụ thể trong công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên nước hướng đến sử dụng nguồn nước hiệu quả và phát triển bền vững. Để hiểu hơn về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Mức độ xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu long có chiều hướng giảm
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.