Nam Phi: Nước tiểu làm thành gạch xây nhà thân thiện với môi trường

Linh An (T/h)|29/10/2018 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Một loại gạch đặc biệt, thân thiện với môi trường được làm từ chính nước tiểu do các nhà khoa học tại ĐH Cape Town, tỉnh Western Cape, Nam Phi sáng tạo ra. 

>>>Nghệ An: Cam rụng hàng loạt vì nhiễm bệnh

>>>Miền Bắc đồng loạt tăng nhiệt

Gạch sinh học được tạo ra từ nước tiểu, cát và vi khuẩn. Ảnh: RT

Nguyên liệu cơ bản gồm nước tiểu, cát và một loại vi khuẩn sản sinh enzyme urease, vi khuẩn có trong nước tiểu sau đó sẽ gắn kết với cát tạo thành đá cứng hay gạch xám. Quá trình này mất khoảng từ 4 đến 6 ngày.

Cụ thể, chất enzyme urease đã phân hủy urê trong nước tiểu, sinh ra calcium carbonate thông qua phản ứng hóa học. Quá trình kết tủa vi khuẩn đã giúp hỗn hợp đông cứng lại ở nhiệt độ phòng, không giống gạch thông thường phải nung trong các lò đốt nhiệt độ cao 1.400 độ C, giải phóng rất nhiều khí CO2.

Quá trình này hoàn toàn thân thiện với môi trường, nó sẽ giúp tiết kiệm lượng than đá khổng lồ để nung gạch truyền thống và giúp hạn chế lượng C02 thải vào khí quyền. Tuy nhiên, sản phẩm khi ra lò sẽ có… mùi khai, chỉ sau 48 giờ, mùi khai trên gạch hoàn toàn biến mất và không gây nguy hại về sức khỏe.

Đặc biệt, vật liệu xây dựng này còn có khả năng cứng hơn gạch đá vôi đến 40%. Ngoài ra, độ cứng và hình dạng của gạch sinh học có thể biến đổi theo ý muốn.

“Bạn càng để những con vi khuẩn nhỏ bé hoạt động lâu bao nhiêu, sản phẩm gạch sẽ càng cứng bấy nhiêu. Chúng ta có thể tối ưu hóa quá trình này” – trưởng nhóm nghiên cứu Dyllon Randall cho biết.

Linh An (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nam Phi: Nước tiểu làm thành gạch xây nhà thân thiện với môi trường