Nâng cao đời sống của người nông dân gắn với bảo vệ rừng

Dương Đại Tiến|18/01/2018 01:10
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Bắc Giang: Hiệu quả mô hình sản xuất cây giống lâm nghiệp thân thiện môi trường

(Moitruong.net.vn) – Với mục tiêu bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có, tăng thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân miền núi, hỗ trợ một phần chi phí, nhằm khuyến khích việc bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, ngày 24/8/2017, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 29/2017/QĐ-UBND Quy định mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

>>>Bắc Giang: Chăn nuôi phát triển kinh tế mới, gắn với bảo tồn các loài động vật hoang dã

>>>Xử lý 443 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

>>>Bắc Giang xử phạt 70 triệu đồng do vận chuyển lâm sản trái pháp luật

Rừng tự nhiên tại huyện Sơn Động

Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng

Đối tượng hỗ trợ: Là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ, đặc dụng hoặc được các Ban quản lý rừng giao khoán bảo vệ rừng.

Đối với các hộ gia đình, cá nhân ở các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo.

Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.

Mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng 300.000 đồng/ha/năm. Trong đó, hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5 năm.

Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra và nghiệm thu bằng 4% tổng số kinh phí hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng hàng năm.

Rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt tại Sơn Động

Hỗ trợ khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung

Đối tượng hỗ trợ: Là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung.

Mức hỗ trợ khoán khoanh nuôi tái sinh rừng 3.000.000 đồng/ha/6 năm (bình quân 500.000 đồng/ha/năm). Trong đó, hỗ trợ chi phí lập hồ sơ khoán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh năm đầu là 50.000 đồng/ha.

Hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm tra và nghiệm thu bằng 4% tổng số kinh phí hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung hàng năm.

Trong cùng một nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách khác nhau quy định thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng chỉ được nhận hỗ trợ từ một chính sách mà có lợi nhất cho đối tượng nhận hỗ trợ.

Với việc UBND tỉnh Bắc Giang quyết định tăng mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung trên địa bàn tỉnh, thời gian tới sẽ khuyến khích công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh; đồng thời, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của các loài động vật rừng, thực vật rừng, bảo vệ tốt hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 và bãi bỏ Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 7/8/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang Ban hành Quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020.

                                                                                          Dương Đại Tiến

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nâng cao đời sống của người nông dân gắn với bảo vệ rừng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.