Ngăn chặn nước biển dâng với ý tưởng “khủng khiếp”

Tú Anh (T/h)|24/07/2019 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học đưa ra giải pháp “khủng khiếp”: Sử dụng pháo tuyết để bơm hàng ngàn tỉ tấn băng trở lại các đỉnh sông băng nhằm tránh mực nước biển dâng.

Dải băng khổng lồ chứa lượng nước đã đóng băng đủ để khi tan chảy sẽ làm tăng mực nước biển toàn cầu thêm 6 m.

Nước biển nếu chỉ dâng lên 1 m đủ khiến khoảng 190 triệu người mất chỗ sinh sống. Nếu nước biển dâng cao thêm 3 m sẽ khiến các siêu đô thị trên toàn thế giới, bao gồm New York – Mỹ, Thượng Hải – Trung Quốc và Tokyo – Nhật Bản bị nhấn chìm.

Đặc biệt, các nhà khoa học ngày càng lo ngại rằng các sông băng Đảo Pine và Thwaites ở Tây Nam Cực – nơi có khả năng gây ra mực nước biển dâng cao 3 m – đã đạt đến “đỉnh điểm”, có thể chứng kiến sự tan chảy không thể đảo ngược bất chấp việc cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ý tưởng khủng khiếp ngăn chặn nước biển dâng - Ảnh 1.

Sông băng Đảo Pine. Ảnh: WIKIMEDIA

Khi các khí thải khiến hành tinh chúng ta ấm lên bất chấp Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, người ta ngày càng nhận thức được rằng mức nhiệt độ hạn chế tăng lên dưới 20C – mục đích của hiệp định – có thể không đủ để ngăn chặn thảm họa.

Các kế hoạch sử dụng kỹ thuật địa lý – can thiệp có chủ ý, quy mô lớn vào khí hậu trái đất – đã thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trong những năm gần đây. Thế nhưng, ít ai chú ý đến vấn đề nước biển dâng có khả năng gây ra nhiều đau khổ cho con người hơn bất kỳ tác động khí hậu nào khác.

Chuyên gia Anders Levermann và nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng của khí hậu Potsdam (Đức) đã xác định rằng các sông băng có thể được cứu nhờ tăng thêm số lượng lớn tuyết rơi nhân tạo hằng năm. Trên thực tế, số lượng cần thiết để ổn định các sông băng là ít nhất 7.400 tỉ tấn tuyết – tương đương với khối lượng của 150.000 máy bay phản lực khổng lồ.

Tú Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ngăn chặn nước biển dâng với ý tưởng “khủng khiếp”
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.