Dự báo ngày 13/6, rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây bị một bộ phận không khí lạnh nén yếu. Kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao, nên các tỉnh vùng núi có mưa giông trên diện rộng khiến nắng nóng tại đây chấm dứt.
Ảnh minh họa
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hôm qua (12/6), vùng áp thấp nóng phía Tây ảnh hưởng đến nước ta phát triển và mở rộng; nắng nóng ở Bắc Bộ gia tăng trở lại. Hồi 19h 12/6, các trạm khí tượng miền Bắc quan trắc được nhiệt độ cao nhất đồng loạt tăng cao so với ngày hôm trước.
Phổ biến từ 35-8 độ C, nhiều địa phương cao trên 38 độ C như: Hà Đông (Hà Nội) tăng lên 38,2 độ C; Tp.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 38,3 độ C. Láng (Hà Nội), Tp. Nam Định (Nam Định) và Tp.Ninh Bình (Ninh Bình) cùng đạt mức 38,8 độ C. Yên Châu (Sơn La) 38,4 độ C; Mai Châu (Hòa Bình) 38,6 độ C; Chi Nê (Hòa Bình) 39 độ C, Kim Bôi (Hoà Bình) 38,9 độ C. Tp.Hoà Bình (Hòa Bình) 39,3 độ C; Nho Quan (Ninh Bình) nóng nhất lên tới 39,6 độ C.
Dự báo ngày 13/6, rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây bị một bộ phận không khí lạnh nén yếu. Kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao, nên các tỉnh vùng núi có mưa giông trên diện rộng khiến nắng nóng tại đây chấm dứt. Riêng các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ do tác động của hơi ẩm lan toả xuống nên vẫn duy trì nắng nóng. Tuy nhiên cường độ nóng bức giảm dần, với nhiệt độ cao nhất trong khoảng 35-37 độ C, có nơi cao trên 37 độ C. Đến ngày 14/6, nắng nóng ở các tỉnh thành trên chấm dứt.
Trong khi đó, các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đạt mức đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ phổ biến từ 36-39 độ C, một số nơi vẫn đạt mức 39-40 độ C. Sáng ngày 14/6, nắng nóng tại đây chúng xuống nhưng khả năng còn kéo dài khoảng 3-4 ngày nữa mới kết thúc.
Hải Dương