Theo nghiên cứu, ô nhiễm không khí trong nhà thường lớn hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời và thậm chí có thể hơn 100 lần.
>>>Câu chuyện từ người Trưởng tàu Bắc Nam: Mười sáu năm 2 lần ăn Tết cùng gia đình
>>>Hà Tĩnh: hơn 300 bẫy thú rừng giăng khắp núi Hồng Lĩnh
Tác động đến sức khỏe của chất lượng không khí ngoài trời kém là rõ ràng – không khí ô nhiễm có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư phổi và bệnh tắc nghẽn hô hấp mãn tính.
BBC Capital đưa tin, một nghiên cứu kéo dài 2 năm của tạp chí y khoa The Lancet cho thấy 6,5 triệu người chết sớm mỗi năm do chất lượng không khí kém. Nó cũng ảnh hưởng đến năng suất – một nghiên cứu năm 2014 phát hiện ra rằng cứ 10 microgram PM2.5 độc trong không khí, làm giảm năng suất người hái lê 0,41 đô la/giờ.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), ô nhiễm không khí trong nhà thường lớn hơn từ 2 đến 5 lần ngoài trời – và ở mức cực đoan có thể hơn 100 lần so với không khí ngoài trời.
“Không khí trong nhà có chứa mọi thứ ô nhiễm có ở bên ngoài, cộng với mọi thứ có thêm vào ở bên trong nhà, như nấu ăn và hơi độc của các sản phẩm làm sạch và vật liệu xây dựng”, Matthew S Johnson, Giám đốc khoa học của Công ty Airlabs giải thích, công ty này lắp ráp công nghệ lọc làm giảm 95% không khí ô nhiễm và khí độc hại.
Theo The Lancet, 800.000 người chết mỗi năm do chất lượng không khí kém ở nơi làm việc. “Ngoài ra, ‘hội chứng ốm vì môi trường trong nhà’ có thể gây nhức đầu và giảm năng suất”. Johnson nói.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới công bố đầu năm nay thì Ấn Độ có 14 trong số 20 thành phố bị ô nhiễm nặng nhất, nhiều thành phố của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Minh Anh (T/h)