Môi trường xã hội

Nhiều trường hợp sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thanh Thanh 10/11/2024 10:15

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định nhiều trường hợp sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình Dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Luật sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp của hệ thống pháp luật có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hướng tới bảo đảm việc làm bền vững cho tất cả lao động.

Phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm (sửa đổi) gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; đăng ký lao động; hệ thống thông tin thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề; dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp; Quản lý nhà nước về việc làm.

screenshot-2024-11-09-121507.png
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định nhiều trường hợp sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Dự thảo luật gồm 4 nhóm chính sách lớn gồm: Quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập; hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững.

Dự luật cũng quy định nhiều nội dung mới như: Sửa đổi quy định về đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không giới hạn 5 đối tượng như luật hiện hành); bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên (hiện nay từ 3 tháng trở lên).

Dự thảo Luật cũng sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Một điểm đáng lưu ý là quy định người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể, theo Điều 64, những trường hợp sau sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo quy định Bộ luật Lao động; người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc không đúng quy định của Luật Viên chức.

- Người lao động bị sa thải theo pháp luật về lao động hoặc bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo pháp luật về viên chức.

- Người lao động hưởng lương hưu.

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Theo dự kiến, Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8. Trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 6-2025). Thời gian Luật có hiệu lực từ 1/7/2026.

Tỷ lệ người thất nghiệp cao có thể ảnh hưởng đến môi trường theo nhiều cách gián tiếp và phức tạp. Dưới đây là một số tác động chính:

1. Giảm đầu tư vào bảo vệ môi trường: Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, các nguồn lực của quốc gia thường được ưu tiên cho an sinh xã hội và hỗ trợ người thất nghiệp, có thể làm giảm ngân sách cho các chương trình bảo vệ môi trường. Các dự án phục hồi môi trường, bảo tồn sinh thái, và kiểm soát ô nhiễm có thể bị cắt giảm hoặc trì hoãn.

2. Gia tăng khai thác tài nguyên tự nhiên bất hợp pháp: Người thất nghiệp ở các vùng nông thôn hoặc khu vực thiếu việc làm thường dựa vào tài nguyên tự nhiên để mưu sinh. Họ có thể khai thác gỗ, săn bắt động vật hoang dã, hoặc khai thác khoáng sản bất hợp pháp, gây ra mất rừng và suy thoái đa dạng sinh học.

3. Tăng áp lực lên môi trường đô thị: Thất nghiệp có thể dẫn đến việc di cư từ nông thôn ra thành thị để tìm cơ hội việc làm mới, làm gia tăng mật độ dân cư tại các thành phố lớn. Điều này làm tăng áp lực lên hạ tầng đô thị, gây ô nhiễm không khí, nước thải và chất thải rắn, làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường tại đô thị.

4. Giảm nhu cầu hàng hóa bền vững: Tỷ lệ thất nghiệp cao có thể khiến người tiêu dùng ưu tiên các sản phẩm giá rẻ, sản xuất nhanh thay vì các mặt hàng bền vững, thân thiện với môi trường. Điều này làm gia tăng tiêu thụ hàng hóa có thời gian sử dụng ngắn, dẫn đến lượng rác thải cao và các sản phẩm có chuỗi cung ứng tác động tiêu cực đến môi trường.

5. Tăng ô nhiễm từ các khu công nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn: Một số quốc gia có thể nới lỏng các quy định về môi trường để thu hút đầu tư và tạo việc làm cho người dân, cho phép các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động mà không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về xử lý chất thải hoặc khí thải. Điều này làm tăng ô nhiễm đất, nước và không khí, gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

6. Thiếu đầu tư vào các sáng kiến xanh: Tỷ lệ thất nghiệp cao khiến các chính phủ và doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào các công nghệ và sáng kiến xanh. Những dự án năng lượng tái tạo, giao thông công cộng sạch hoặc công nghệ xử lý chất thải có thể bị cắt giảm do chi phí cao và thiếu hỗ trợ tài chính, làm chậm lại tiến trình giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nhiều trường hợp sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.