Những dịch bệnh hại trên lúa cần chú ý trong tuần

Yến Anh (T/h)|13/03/2018 10:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đồng bào Raglai nâng cao thu nhập nhờ trồng bưởi da xanh

(Moitruong.net.vn) – Hiện nay, thời tiết thất thường dẫn đến tình trạng sâu bệnh hại phát triển mạnh trên cây trồng, đối với các tỉnh phía Bắc, cần đề phòng bệnh đạo ôn trên lá gây hại tăng, khu vực Nam Bộ rầy nâu gây hại ở mức độ trung bình…

>>>Cảnh chim hải âu săn mồi ở Kiên Giang gây sốt

Ảnh minh họa.

Các tỉnh phía Bắc: Bệnh đạo ôn lá gây hại tăng, bệnh hại nặng trên giống nhiễm, những diện lúa xanh tốt bón thừa đạm. Ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng, bọ trĩ tiếp tục hại. Bọ xít đen, bệnh nghẹt rễ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ có mật độ, tỷ lệ hại thấp.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ: Bệnh đạo ôn lá tăng nhanh trên diện rộng, hại nặng trên trà lúa sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ tại các tỉnh phía Nam trong vùng. Chuột gây hại tăng trên trà lúa sớm ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, trà lúa muộn mới gieo, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi. Ốc bươu vàng gây hại tăng trên lúa mới gieo cấy, hại nặng trên những ruộng gần ao hồ, sông suối, khu đồng trũng. Tuyến trùng rễ, bọ trĩ gây hại tăng trên các chân ruộng thiếu nước.

Ảnh minh họa.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy gia tăng trên lúa trà sớm giai đoạn đòng trỗ đến chắc xanh, nặng cục bộ trên các giống lúa nhiễm bệnh. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại tăng giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Sâu đục thân, sâu keo, bọ trĩ, dòi đục nõn gây hại rải rác trên lúa ở giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh bạc lá hại cục bộ ở Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Chuột gây hại diện rộng trên các trà lúa Đông Xuân ở giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ.

Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: Rầy nâu phổ biến tuổi 1 – 2, hại ở mức độ nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn lá có thể sẽ xuất hiện trên lúa Hè Thu sớm giai đoạn đẻ nhánh, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên các trà lúa trỗ. Sâu năn (muỗi hành) tiếp tục xuất hiện trên các trà lúa gieo sạ từ giữa tháng 01 đến đầu tháng 02/2018 (giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng) trên các giống lúa Jasmin85, OM4900, Đài thơm 8, OM 7347, OM 6162, OM 6976, OM 5451…

Yến Anh (T/h)

Bài liên quan
  • Nghệ An: Tăng cường giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
    Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi ( DTLCP ) xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn dịch bệnh. Mới đây UBND tỉnh Nghệ An đã có Chỉ thị số 45/CT- UBND về việc tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Những dịch bệnh hại trên lúa cần chú ý trong tuần
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.