Cuộc sống xanh

Những điều cần biết về chế độ ăn thô

Mai An 23/08/2024 18:30

Việc ăn thô ngày càng trở nên phổ biến với niềm tin rằng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tiêu hóa và giúp hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, chế độ ăn thô cũng tiềm ẩn nhiều tác hại và rủi ro mà người thực hiện cần phải nhận thức rõ.

Chế độ ăn thô là gì?

Chế độ ăn thô hay còn gọi là Raw food diet. Đây là chế độ ăn uống sử dụng thực phẩm tươi sống là chủ yếu. Đặc biệt các thực phẩm này không dùng nhiệt độ cao để đun nấu, cũng không trải qua các công đoạn tinh chế, thanh trùng hay xử lý.

Chế độ ăn thô này rất lành mạnh được khuyến khích sử dụng bởi nó giữ được hàm lượng các enzyme tự nhiên cùng các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm khi không bị nấu chín.

Chế độ ăn này như một biện pháp hỗ trợ quá trình giảm cân, cải thiện sức khỏe và bảo vệ môi trường.

an-tho.png
Chế độ ăn thô hay còn gọi là Raw food diet

Tương tự như chế độ ăn thuần chay, chế độ ăn thô thường sử dụng các loại thực vật bao gồm trái cây, rau xanh, các loại hạt. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải kiêng tuyệt đối các sản phẩm từ động vật mà có thể bổ sung trứng sống và sữa theo nhu cầu, thậm chí là cả cá hồi và thịt sống.

Lợi ích không ngờ từ việc ăn thô


Hỗ trợ hệ tiêu hóa


Theo tạp chí sức khỏe EverydayHealthy, việc ăn thô giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đặc biệt đối với những người dễ mắc các chứng về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón...

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Medicine, có sự tham gia của 69 người được chia thành hai nhóm: một nhóm theo chế độ ăn thô và một nhóm theo liệu pháp dinh dưỡng thông thường. Sau 3 tháng, những người trong nhóm chế độ ăn thô cho thấy kết quả mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của họ đã giảm đáng kể so với nhóm thông thường.

Giảm cảm giác thèm ăn vặt


Chế độ ăn thô là một cách tiếp cận mà một phân tích tổng hợp trong đánh giá về bệnh béo phì tháng 11.2019 đã đề xuất có thể hỗ trợ kiểm soát và quản lý cân nặng. Hơn nữa, các nghiên cứu khác phát hiện ra rằng việc ăn uống có chủ đích, có ý thức đã cải thiện chức năng tiêu hóa nói chung.

Theo một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 9.2021 trên tạp chí Mindfulness, nghiên cứu tác động của tâm trạng tiêu cực đối với cảm giác thèm ăn cho thấy rằng những người tham gia áp dụng chiến lược ăn uống có thể điều chỉnh các tín hiệu cảm xúc thông báo thói quen ăn uống của họ, giúp một số cá nhân giảm bớt hoặc ngăn chặn cảm giác thèm ăn.

Giúp giảm cân nhanh chóng


Nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian dùng bữa và việc loại bỏ đồ ăn nhanh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng calo thừa và dẫn đến giảm cân theo thời gian. Theo Tiến sĩ Douillard: “Thời điểm dùng bữa của bạn có thể tạo ra sự khác biệt trong khả năng tiêu hóa cũng như đốt cháy chất béo trong cơ thể làm nhiên liệu”.

Dựa trên nghiên cứu đối với những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì cho thấy những người ăn một bữa lớn hơn vào bữa trưa sẽ giảm cân nhiều hơn sau 3 tháng so với những người ăn một bữa lớn hơn vào bữa tối. Nếu bạn ăn hầu hết lượng calo hàng ngày khi tỉnh táo và năng động, bạn sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể khi cơ thể cần, thay vì vào ban đêm khi hệ thống tiêu hóa của bạn đang cố gắng nghỉ ngơi và phục hồi.

Ngoài ra, nghiên cứu trước đây về 200 người trưởng thành mắc bệnh béo phì đã được điều trị tại các phòng khám ayurvedic ở Ấn Độ cho thấy những người ăn theo chế độ ăn kiêng đã giảm tới 10% cân nặng trong 3 tháng.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính


Một trong những nguyên tắc của chế độ ăn thô là tập trung vào “thực phẩm sống”, có nghĩa là thực phẩm từ thực vật, đồng thời hạn chế các thực phẩm chế biến cao như ngũ cốc, dưa cải bắp, sữa chua,… Đặc biệt, đây là những thực phẩm hạn chế chất bảo quản vì được lưu giữ và bảo quản theo các cách truyền thống.

Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 5.2019 cho thấy rằng, việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Những thực phẩm này có xu hướng giảm chất dinh dưỡng cần thiết lại chứa nhiều natri, calo, chất béo và đường, có thể góp phần làm cho sức khỏe tim mạch kém. Hơn nữa, các chất phụ gia trong những thực phẩm này, kể cả từ bao bì của chúng, cũng có thể tạo tiền đề cho rối loạn chức năng trao đổi chất và tăng cân.

Cải thiện hệ miễn dịch


Hệ vi sinh vật đường ruột là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn và nấm. Theo Harvard Health, có một sự cân bằng tinh tế diễn ra giữa các sinh vật này trong hệ vi sinh vật của mỗi con người, đóng vai trò phân hủy chất dinh dưỡng và chức năng hệ thống miễn dịch tuy nhiên chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống sống này.

Các loại gia vị và thảo mộc thường được tìm thấy trong chế độ ăn uống theo phương pháp ăn thô có thể hỗ trợ sự phát triển của các sinh vật khỏe mạnh và hạn chế sự phát triển của các chủng không lành mạnh. Trong đó, gừng và nghệ đem lại hiệu quả khá rõ rệt, cũng như các loại thảo mộc khác có thể cải thiện tình trạng táo bón, giảm viêm…

Nhìn chung, điều chỉnh cơ thể của bạn thông qua việc ăn thô có thể giúp bạn thiết lập mối quan hệ hài hòa hơn với thức ăn, cơ thể của bạn và với thiên nhiên.

Nguyên tắc chế độ ăn thực phẩm thô


Chế độ ăn thực phẩm thô cấm ăn bất kỳ thực phẩm nào đã được chế biến hoặc nấu chín ở nhiệt độ trên 108 đến 118 độ F.

Những thực phẩm bạn có thể ăn khi áp dụng chế độ ăn thô bao gồm: Rau, trái cây, các loại hạt, sữa hạt, đậu nảy mầm, thực phẩm lên men, rong biển, nước ép…

Chế độ ăn thực phẩm thô đòi hỏi phải tiêu thụ 50% đến 100% thực phẩm thô. Ép nước, xay, nảy mầm và sấy khô được phép vì những kỹ thuật này không nấu chín.

Các loại chế độ ăn thực phẩm thô


Có ba loại chế độ ăn thực phẩm thô chính đó là thuần chay, ăn chay trường và ăn tạp.

Chế độ ăn thuần chay thô loại trừ tất cả các sản phẩm từ động vật, trong khi chế độ ăn chay thô có thể bao gồm các sản phẩm từ sữa chưa qua chế biến và trứng sống.

Chế độ ăn tạp cũng bao gồm các sản phẩm từ sữa chưa qua chế biến, thịt sống và hải sản sống.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Những điều cần biết về chế độ ăn thô