Những người không nên ăn vải, tránh nguy hại đến sức khỏe

Hồng Anh (t/h)|02/06/2020 10:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Vải là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và là loại trái cây ngon được ưa thích. Tuy nhiên, loại quả này không phải ai cũng có thể ăn thoải mái, đặc biệt không tốt với những người sau.

Người bị tiểu đường

Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ăn nhiều lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucoza tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường.

Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai nên kiểm soát việc ăn vải thiều, không nên ăn nhiều. Vì tiêu thụ vải quá nhiều có thể gây nóng trong người, không có lợi cho sự phát triển bình thường của thai nhi.

Trẻ em

Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn vì vải rất dễ gây dị ứng mà các bạn nhỏ có hệ thống miễn dịch yếu, không chống lại được nên rất dễ gặp phải vấn đề này.

Ăn nhiều vải cũng có thể khiến cho trẻ em bị loét miệng, viêm niêm mạc miệng, chảy máu cam, nóng trong người. Ngoài ra, nó còn khiến chúng ta bị tiêu chảy, đau dạ dày, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến buồn nôn, yếu chân tay, chóng mặt.

Người thừa cân, béo phì

Trong vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% – đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái.

Do đó, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng.

Không ăn khi cơ thể nhiệt

Vải thiều là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện.

Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Chỉ ăn quả vải đã chín đủ, không ăn vải xanh hoặc nhai, cắn hạt vải khi ăn; Không ăn quá nhiều vải cùng một lúc vì dễ bị đau rát lưỡi, sinh nhiệt, “say vải”, ngộ độc vải dẫn đến buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa trong cơ thể.

Hồng Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người không nên ăn vải, tránh nguy hại đến sức khỏe