Nước ngọt sẽ sớm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

08/01/2018 08:20
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Bộ Tài chính đưa ra tại đề nghị sửa đổi luật thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất 10%, áp dụng từ năm 2019.

Nước ngọt sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%

Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo lần 2 luật sửa đổi các luật thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, xuất khẩu và nhập khẩu.

Dự thảo đang được xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và địa phương.
Trước đó, hồi tháng 8/2017, cơ quan chủ trì đã xin ý kiến lần 1, trong đó có nội dung đáng chú ý khi lần đầu tiên bổ sung thêm mặt hàng nước ngọt để đánh thuế TTĐB. Trong dự thảo mới nhất, nội dung sửa đổi được rút gọn về mặt câu chữ: “Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa”.
Nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền đóng gói, trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa.
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm…Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015. Trong khi đó, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, hiện trên thế giới đã có trên 40 nước thu thuế TTĐB đối với loại đồ uống này.
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế suất phương án 1 là 10% từ năm 2019. Nếu áp dụng mức này, số thu đối với nước ngọt khoảng 4.550 tỉ đồng, số thu thuế giá trị gia tăng tương ứng khoảng 455 tỉ đồng. Tổng số tăng thu khoảng 5.005 tỉ đồng.
Thanh Thanh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Nước ngọt sẽ sớm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.