Ô nhiễm hạt vi nhựa trong các đại dương cao hơn ước tính

Ngọc Ánh (t/h)|30/05/2020 01:31
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học từng ước tính, bề mặt nước trên toàn cầu có từ 5 đến 50 nghìn tỉ hạt vi nhựa, tuy nhiên, con số này có thể tăng lên từ 12.000 đến 125.000 tỷ hạt.

Ô nhiễm nhựa được biết là gây hại cho khả năng sinh sản, tăng trưởng và sự sống của sinh vật biển. Các hạt nhỏ hơn là mối lo ngại lớn vì chúng có cùng kích thước với thức ăn của động vật phù du trong khi loài động vật này làm nền tảng cho chuỗi thức ăn biển và đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu. Dữ liệu mới cho thấy có thể có nhiều hạt vi nhựa hơn động vật phù du ở một số vùng nước.

Trong nghiên cứu dẫn đầu bởi Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth (Anh), các nhà khoa học đã sử dụng lưới có kích thước mắt 100 micron (0,1 mm), 333 micron và 500 micron để lọc nước ngoài khơi bờ biển Plymouth ở Anh và bờ biển Maine ở Mỹ. Số hạt vi nhựa bắt được bằng lưới 100 micron nhiều gấp 2,5 lần so với lưới 333 micron (loại thường được sử dụng để lọc vi nhựa), và gấp 10 lần so với lưới 500 micron.

“Ước tính về nồng độ vi nhựa trong đại dương hiện nay có thể quá thấp”, GS. Pennie Lindeque thuộc Phòng thí nghiệm Hàng hải Plymouth, người đứng đầu nghiên cứu vừa được công bố tháng trước trên tạp chí Global Change Biology cho biết.

Bề mặt nước trên toàn cầu từng được ước tính có từ 5.000 đến 50.000 tỷ hạt vi nhựa. Nhưng sau khi bổ sung các hạt nhỏ hơn mới được tìm thấy, các nhà khoa học cho biết ước tính này có thể tăng lên từ 12.000 đến 125.000 tỷ hạt.

Sử dụng phép ngoại suy, nhóm nghiên cứu đề xuất nồng độ vi nhựa có thể vượt quá 3.700 hạt/m3 – cao hơn nhiều so với số lượng động vật phù du, GS. Lindeque nói, trong khi động vật phù du đã là một trong những loài đông nhất trên hành tinh. Kết quả này có thể là đại diện cho nồng độ vi nhựa ở các khu vực nước gần các vùng đất đông dân cư.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hạt vi nhựa tại Bắc Cực kết luận được mức độ trầm trọng của tình trạng ô nhiễm nhựa, đặc biệt là trên các đại dương. Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy, ước tính mỗi ngày có khoảng 100 tấn rác thải nhựa trôi ra các đại dương. Nếu không hành động, tổng lượng nhựa đổ vào các đại dương có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Trong khi đó, theo dự báo của các nhà khoa học Mỹ, khối lượng rác thải nhựa đến năm 2050 ở các đại dương sẽ nặng hơn khối lượng của cá và 99% các loài chim biển sẽ phải ăn nhựa.

Theo The Independent, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do con người ngày càng sử dụng nhiều các sản phẩm nhựa dùng một lần. Hậu quả từ rác thải nhựa là môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề. Không chỉ vậy, các ngành kinh tế như nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và du lịch sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, ước tính lên tới 2,5 tỷ USD/năm. Đối với hệ sinh thái biển, tổn thất do ô nhiễm nhựa ước tính lên tới 13 triệu USD/năm, hơn 600 loài sinh vật biển đã bị ảnh hưởng, 15% các loài đang bị đe dọa.

Các nhà khoa học cho biết, ô nhiễm vi nhựa đại dương cao hơn ước tính

Bề mặt nước trên toàn cầu từng được ước tính có từ 5.000 đến 50.000 tỷ hạt vi nhựa. Nhưng sau khi bổ sung các hạt nhỏ hơn mới được tìm thấy, các nhà khoa học cho biết ước tính này có thể tăng lên từ 12.000 đến 125.000 tỷ hạt.

Sử dụng phép ngoại suy, nhóm nghiên cứu đề xuất nồng độ vi nhựa có thể vượt quá 3.700 hạt/m3 – cao hơn nhiều so với số lượng động vật phù du, GS. Lindeque nói, trong khi động vật phù du đã là một trong những loài đông nhất trên hành tinh. Kết quả này có thể là đại diện cho nồng độ vi nhựa ở các khu vực nước gần các vùng đất đông dân cư.

The Guardian cho biết, nhựa là một phát minh khoa học thành công khi chi phí sản xuất thấp, công năng và độ bền vượt trội. Do đó, chất liệu này được sử dụng trong tất cả các ngành như: Bao bì, đóng gói, xây dựng, chế tạo ô-tô, điện, điện tử, nông nghiệp… Tổng sản lượng nhựa tăng từ 1,5 triệu tấn/năm những năm 50 của thế kỷ trước lên hơn 380 triệu tấn/năm hiện nay.

Ngọc Ánh (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ô nhiễm hạt vi nhựa trong các đại dương cao hơn ước tính
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.