Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tới xương

Minh Anh (t/h)|09/01/2020 02:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Mới đây các nhà nghiên cứu đã tìm ra tác động của ô nhiễm không khí đối với xương, điều này khiến cho chất lượng xương kém hơn.

Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên quan giữa ô nhiễm không khí, bao gồm hạt vật chất cũng như ozone, nitơ dioxide và lưu huỳnh đioxit với các tình trạng như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp dưới mức cấp tính, đột quỵ, bệnh tim và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhưng ít ai biết đến những tác động tiềm tàng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của xương.

Nghiên cứu có sự tham gia của 3.717 người ở độ tuổi trung bình 35, sống ở 28 ngôi làng gần phía nam thành phố Hyderabad của Ấn Độ. Họ đã được tìm kiếm cho dự án nghiên cứu từ năm 2009 đến 2012. Trung bình những người tham gia hàng năm được tiếp xúc với 32,8 μg/m3 hạt vật chất PM2.5 vật chất hạt có đường kính 2,5 micromet, đường kính lớn hơn mức an toàn 10 μg/m3 do Tổ chức Y tế Thế giới quy định.

Ít ai biết đến những tác động tiềm tàng của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của xương.

Các nhà nghiên cứu đã mời những người tham gia đến một phòng khám, sau đó họ chụp X-quang đặc biệt để biết chi tiết về hàm lượng và mật độ khoáng của xương. Các nhà điều tra đã sử dụng một mô hình để ước tính mức độ ô nhiễm mà các tình nguyện viên đã tiếp xúc trung bình.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan tiêu cực giữa phơi nhiễm ô nhiễm không khí PM2.5 vói hàm lượng và mật độ khoáng xương. Nhóm nghiên cứu tin rằng việc hít phải các hạt vật chất có thể gây ra sự mất cân bằng các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, được gọi là stress oxy hóa, hoặc viêm.

Viện Sức khỏe Toàn cầu Barcelona, ​​nói rằng nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy sự liên kết trong bộ phận dân số tương đối trẻ. Mức độ ảnh hưởng cao hơn đối với những người trên 40 tuổi, vì đây là thời kỳ mất khối lượng xương lớn hơn, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề nổi cộm ở Ấn Độ mà ở Việt Nam, cụ thể là Hà Nội cũng vậy. Hà Nội liên tiếp nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới theo xếp hạng của Air Visual, bầu trời dù giữa trưa nắng vẫn trong tình trạng khói bụi mờ mịt. Tình trạng ô nhiễm kéo dài và nặng nề khiến Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khoẻ.

Trong không khí ô nhiễm chứa bụi mịn gồm những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), PM1.0 (dưới 1 micromet) PM0.1 (nhỏ hơn 0.1 micromet) còn được gọi là bụi nano. Các loại bụi mịn này đặc biệt nguy hiểm, gây nhiều vấn đề cho sức khỏe từ nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, tới mức độ nặng như nhiễm độc máu, ảnh hưởng tới tim, phổi,…

Trước thực trạng ô nhiễm không khí trong những ngày qua thì giải pháp để phòng chống mọi người phải có ý thức tự bảo vệ mình khỏi tình trạng ô nhiễm không khí, trong đó đơn giản nhất là đeo khẩu trang đủ tiêu chuẩn ngăn sự xâm nhập của bụi mịn vào cơ thể khi ra đường, sử dụng các máy lọc không khí trong gia đình …

Tuy nhiên, các đại biểu đều cho rằng, về lâu dài thì mọi người cần có ý thức hơn trong thói quen như giữ vệ sinh môi trường, hạn chế xả rác ra môi trường; sử dụng giao thông công cộng và sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường.

Cùng với sự chung tay của người dân, thì chính quyền thành phố, Chính phủ cần có dự thay đổi về chính sách, cần thiết phải ban hành một đạo luật về không khí sạch; ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch như năng lượng từ thiên nhiên giảm lượng rác thải nên bầu khí quyển…

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng tới xương