Phóng xạ tự nhiên trong môi trường ảnh hưởng như thế nào?

Trâm Anh (T/h)|30/09/2019 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Những khu vực cảnh báo có phóng xạ tùy mức độ, liều lượng tiếp xúc có thể gây tử vong ngay lập tức hoặc dẫn đến ung thư da, phổi, máu, tuyến giáp…

Tất cả chúng ta đều được tiếp xúc trong giới hạn an toàn với cả hai nguồn bức xạ là tự nhiên (mặt đất, vũ trụ…) và nhân tạo. Trong đó nguồn bức xạ nhân tạo chiếm khoảng 15% mà phần lớn trong số bức xạ nhân tạo con người tiếp xúc là trong y học như chụp phim X-quang, CT…, phần nhỏ từ điện hạt nhân, thử nghiệm vũ khí.

Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi, giải thoát năng lượng dư thừa của nó và phát ra các bức xạ hạt nhân, thường được gọi là các tia phóng xạ. Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton; mang điện âm như chùm electron phóng xạ beta; không mang điện như hạt nơtron, tia gamma.

 Khu vực cảnh báo có phóng xạ.

Cụ thể, Andrew Walker – sống ở Bozeman, bang Montana miền bắc nước Mỹ – một nhà sưu tầm những đồ vật nhiễm phóng xạ. Walker cũng nhanh chóng nhận ra rằng phóng xạ có ở khắp mọi nơi – đúng như các nhà khoa học thường nói.

Lần đầu tiên máy phát tín hiệu phát hiện dò thấy chất phóng xạ bên trong bãi đỗ xe của một nhà hàng thức ăn nhanh bán món Mexico ở bang Idaho miền Bắc nước Mỹ.

Phóng xạ là thứ sống chung với con người, nghĩa là luôn hiện diện đâu đó nhưng chỉ với hàm lượng tương đối nhỏ. Trên khắp thế giới, những chất phóng xạ sản sinh trong tự nhiên với hàm lượng trên trung bình thường có ở rất nhiều nơi như bãi biển, các loại đất đai, và nhiều địa điểm khác.

Trong khi đó, hầu hết bê tông đều nhiễm phóng xạ với cường độ khác nhau. Tại Mỹ, người ta có thể kiểm tra nhà cửa xem có khí radon không – đó là loại khí dần dần sinh ra theo thời gian từ những vật liệu xây dựng có chất phóng xạ. Thậm chí cơ thể con người cũng có chút ít phóng xạ do chứa các nguyên tố như potassium-40.

Phóng xạ có hại cho sức khỏe con người

Phóng xạ có khả năng phá hủy cơ thể ở cấp độ tế bào. Phóng xạ sẽ làm hư hại phân tử AND. Các tế bào có AND bị hư hại sẽ chết đi hoặc diễn ra quá trình sửa chữa. Khi đó những sai lầm trong quá trình sửa chữa tự nhiên cũng có thể xảy ra, dẫn đến sự hình thành của các tế bào ung thư. Ở các cấp độ khác nhau, cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Mức độ tác hại phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và cường độ của phóng xạ.

Khi con người bị tác động bởi các bức xạ ion ở mức thấp thì việc gây tác hại không thể nhận biết ngay được, nên phải sau một thời gian chứng bệnh mới biểu hiện. Tuy nhiên nếu chiếu lên cơ thể một liều lượng quá lớn so với giới hạn tối đa cho phép thì chỉ sau 7 đến 10 ngày, bệnh trạng đã xuất hiện rõ. Nguy hiểm nhất đối với những người thường xuyên tiếp xúc với các bức xạ ion là dẫn đến ung thư.

Da, tóc: Rụng tóc, ung thư da.

Mắt: Đục thủy tinh thể.

Tuyến giáp: Cường giáp, ung thư tuyến giáp.

Phổi: Ung thư phổi.

Huyết học và miễn dịch: Số lượng tế bào lympho của máu sẽ giảm đi, dễ bị nhiễm trùng hơn.

Tiêu hóa: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.

Thần kinh: Bức xạ giết chết các tế bào thần kinh và mạch máu nhỏ, có thể gây co giật và chết ngay lập tức.

Tim mạch: Làm hủy hoại trực tiếp đến các mạch máu nhỏ, có thể gây suy tim và tử vong.

Sinh dục: Suy thoái tiền liệt tuyến, tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú.

Tủy xương: Ảnh hưởng trực tiếp tới tủy xương nơi sản xuất ra các tế bào máu dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như máu trắng, ung thư máu.

Trâm Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Phóng xạ tự nhiên trong môi trường ảnh hưởng như thế nào?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.