PRO Vietnam và mục tiêu thu gom, tái chế tất cả bao bì

Lan Hạ|06/04/2025 12:56
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Với mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc thu gom và tái chế bao bì sản phẩm một cách dễ tiếp cận và bền vững, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) đã đề ra nhiều kế hoạch và biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu thu gom và tái chế khoảng 64.000 tấn bao bì do các doanh nghiệp thành viên ủy quyền.

Theo các ngành chức năng, việc tái chế 64.000 tấn bao bì năm 2024 tương đương với việc "xóa sổ” khoảng 96.000 tấn CO2 tương đương khỏi bầu khí quyển.

Được thành lập vào ngày 21/6/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. PRO Vietnam bao gồm 31 thành viên, là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất bao bì, bán lẻ và nhập khẩu.

Mục tiêu lớn nhất của PRO Vietnam là thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc thu gom và tái chế bao bì sản phẩm một cách dễ tiếp cận và bền vững.

“Liên minh 31 ông lớn tại Việt Nam” đã đề ra nhiều kế hoạch và biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu thu gom và tái chế tất cả bao bì do các thành viên trong liên minh tiêu thụ trên thị trường vào năm 2030.

Từ mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ

6-bbi11a.jpg
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị COP21

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) tổ chức tại Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tuyên bố Việt Nam sẽ nỗ lực cùng quốc tế đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 thể hiện đầy đủ vai trò, uy tín, vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong việc giải quyết thách thức toàn cầu - biến đổi khí hậu; đồng thời truyền cảm hứng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp Việt chung tay hành động vì môi trường, vì xã hội dù phía trước không ít thách thức, khó khăn.

Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung còn 25 năm nữa để hành động nhằm đạt được Net Zero 2050. Để hiện thực hóa, mục tiêu này cần phải có các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ và sự hợp tác với cộng đồng quốc tế. Cụ thể:

Lộ trình giảm phát thải khí nhà kính: Chính phủ Việt Nam đã đề ra lộ trình giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2050, bao gồm việc giảm 43.5% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia vào năm 2030 so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Phát triển năng lượng tái tạo: Việt Nam thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối để giảm phát thải CO2.

Tiết kiệm năng lượng: Nước ta đang tăng cường áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi phương tiện giao thông vận tải để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Bảo vệ và phục hồi rừng: Bên cạnh đó, quá trình bảo vệ và phục hồi rừng sẽ song song với quá trình nâng cao chất lượng và trữ lượng carbon để hấp thụ CO2.

Giảm và tái chế chất thải: Việc giảm và tái chế chất thải rắn, sản xuất phân hữu cơ và tối ưu hóa điều kiện xử lý nước thải sinh hoạt chính là những biện pháp để giảm gánh nặng cho môi trường, tự nhiên.

Không chỉ là cam kết cùng thế giới đối phó với cuộc chiến mang tên biến đổi khí hậu, hành trình đến mục tiêu Net Zero của Việt Nam hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và kinh tế:

Như giảm tác động của biến đổi khí hậu; phát triển bền vững (giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và tạo ra cơ hội kinh doanh mới).

Ngoài ra, Net Zero còn giúp chúng ta nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ngày càng khắt khe; cũng như tạo ra chuỗi việc làm liên quan đến năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và tái chế chất thải tạo.

Đến hành động của PRO Vietnam

Việc Việt Nam cam kết cùng cộng đồng quốc tế đạt Net Zero năm 2050 có thể truyền cảm hứng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp Việt chung tay hành động vì môi trường, vì xã hội dù phía trước không ít thách thức, khó khăn.

6-bbi1a.png
Đại diện Control Union trao chứng nhận đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014 cho Công ty Cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên

Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) là một trong những minh chứng điển hình cho nỗ lực của các doanh nghiệp chung tay cùng đất nước hướng đến mục tiêu thế kỷ.

Được thành lập vào ngày 21/6/2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh. PRO Vietnam bao gồm 31 thành viên, là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, sản xuất bao bì, bán lẻ và nhập khẩu.

Mục tiêu lớn nhất của PRO Vietnam là thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc thu gom và tái chế bao bì sản phẩm một cách dễ tiếp cận và bền vững.

“Liên minh 31 ông lớn tại Việt Nam” đã đề ra nhiều kế hoạch và biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu thu gom và tái chế tất cả bao bì do các thành viên trong liên minh tiêu thụ trên thị trường vào năm 2030.

Kế hoạch này gồm:

Thu gom và tái chế bao bì: PRO Vietnam cam kết thu gom và tái chế tất cả bao bì do các thành viên trong liên minh đưa ra tiêu thụ trên thị trường vào năm 2030. Năm 2024, PRO Vietnam đã thu gom và tái chế khoảng 64.000 tấn bao bì do các doanh nghiệp thành viên ủy quyền.

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi người tiêu dùng: PRO Vietnam tập trung vào việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người tiêu dùng về việc sử dụng sản phẩm với bao bì cần phân loại, thu gom và tái chế.

Hệ sinh thái thu gom bao bì: PRO Vietnam làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có và thúc đẩy nguồn lực ngành công nghiệp tái chế một cách hiệu quả về số lượng lẫn chất lượng.

Hợp tác với Chính phủ: PRO Vietnam hợp tác với Chính phủ để ủng hộ và phổ biến bộ nguyên tắc 3R (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng và Recycle – Tái chế) trong bảo vệ môi trường.

Đáng chú ý nhất trong số đó là Kế hoạch thu gom và tái chế bao bì. Thành quả của năm 2024 - thu gom và tái chế khoảng 64.000 tấn bao bì là một nỗ lực rất đáng trân trọng. Bởi, theo ước tính, mỗi tấn nhựa tái chế có thể giảm khoảng 1,5 tấn CO2 so với việc sản xuất nhựa mới.

Do đó, việc tái chế 64.000 tấn bao bì năm 2024 tương đương với việc "xóa sổ” khoảng 96.000 tấn CO2 tương đương khỏi bầu khí quyển.

Tập đoàn TH là một trong những thành viên của PRO Vietnam. Không chỉ chung tay cùng liên minh thực hiện kế hoạch thu gom và tái chế tất cả bao bì, Tập đoàn còn thành công trong việc trung hòa carbon.

Ngày 4/4/2025, hai công ty sản xuất chủ lực của Tập đoàn TH là Công ty cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên vừa được 1 tổ chức quốc tế Control Union chứng nhận trung hòa carbon.

Công ty cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên đạt được trạng thái trung hòa carbon, tuân thủ theo tiêu chuẩn PAS 2060:2014 cho giai đoạn đầu tiên từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2023, và cam kết duy trì trạng thái trung hòa carbon cho giai đoạn tiếp theo từ ngày 1/1/2024 đến 31/12/2028.

Tổng lượng phát thải 2 công ty này đã trung hòa là 38.301 tấn; trong đó Công ty cổ phần Sữa TH trung hòa 26.670 tấn CO2; Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên trung hòa 11.631 tấn CO2.

“Dựa trên nguyên tắc “Trân quý mẹ thiên nhiên”, thực hiện các mục tiêu chống biến đổi khí hậu là một trụ cột chính trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn TH. Dự án Trung hòa carbon là một trong những cam kết đi đôi với hành động đóng góp của chúng tôi hướng tới thực hiện các mục tiêu khí hậu toàn cầu và đảm bảo tương lai xanh hơn cho tất cả chúng ta. Đây là cột mốc quan trọng trên tiến trình TH tiên phong đồng hành cùng Chính phủ tiến đến Net Zero năm 2025” - Ông Arghya Mandal, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa TH chia sẻ.


(0) Bình luận
Video
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
PRO Vietnam và mục tiêu thu gom, tái chế tất cả bao bì
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.