Quảng Bình: Tập trung tuyên truyền người dân hoạt động biến rác thải thành tài nguyên

Thu Phương (T/h)|11/03/2019 03:28
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Việc tích cực tuyên truyền người dân thu gom, biến rác tài nguyên luôn là hướng đi nhận được nhiều sự quan tâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Để giải quyết tốt tình trạng ô nhiễm rác thải nguy hại đến môi trường luôn đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ và sự hợp tác của các bên liên quan.

>>> Hàng nghìn bạn trẻ tham gia bảo vệ môi trường hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”

>>>Dọn sạch rác thải ở đảo Sumatra

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương về công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh do ông Trần Công Thuật – Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Những khó khăn, vướng mắc cũng như thực trạng về vấn đề rác thải được các đại biểu thẳng thắn nêu rõ. Qua đó, những đề xuất, giải pháp nhằm tổ chức, thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng được các sở, ban, ngành, địa phương bàn luận khá sôi nổi.

Ảnh minh họa 

Trong đó, việc tích cực tuyên truyền người dân thu gom, biến rác thải thành tài nguyên luôn là hướng đi nhận được nhiều sự quan tâm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 466 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải bình quân chung đạt 44,7%. Toàn tỉnh có 121/159 xã, phường, thị trấn được bao phủ mạng lưới thu gom rác do Ban Quản lý các công trình công cộng hoặc các tổ, đội tự quản vệ sinh môi trường thực hiện. Toàn tỉnh có 13 bãi chôn lấp chất thải rắn, tuy nhiên chỉ có 08 bãi chôn lấp đang hoạt động, 05 bãi chôn lấp đã dừng hoạt động.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng 02 Nhà máy xử lý rác thải gồm: Nhà máy Xử lý rác thải, sản xuất biogas, phân bón khoáng hữu cơ tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch và nhà máy Xử lý rác thải tại xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch. Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa với công suất 330 kg/giờ, đã đi vào hoạt động từ năm 2018 nhưng chỉ đạt 60% công suất. Đối với chất thải rắn xây dựng, theo quy hoạch tỉnh Quảng Bình sẽ xây dựng 01 Nhà máy phân loại và tái chế chất thải rắn xây dựng, cùng 07 bãi chôn lấp tại các huyện, thị xã.

Tại buổi làm việc, ông Trần Công Thuật – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đánh giá cao những nỗ lực trong công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế vẫn còn lặp lại như: Việc thu gom, xử lý rác thải chưa đi vào nề nếp cũng như hình thành thói quen trong một số bộ phận người dân; phương pháp xử lý thiếu hiệu quả; chủ trương thực hiện chưa nghiêm…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những nỗ lực trong công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh thời gian qua; đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế như: Việc thu gom, xử lý rác thải chưa đi vào nề nếp cũng như hình thành thói quen trong một số bộ phận người dân; phương pháp xử lý thiếu hiệu quả; chủ trương thực hiện chưa nghiêm… Với quan điểm xử lý môi trường là bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội, đồng chí yêu cầu các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia hoạt động thu gom, biến rác thải thành tài nguyên; đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu được giao, chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể, có tính khả thi về quản lý chất thải rắn phù hợp tình hình thực tế; chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước Nhân dân, tỉnh về vấn đề xây dựng bảo vệ môi trường trên địa bàn; tính toán để có đơn giá và mức hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải hợp lý; nghiên cứu, phát động phong trào người dân không sử dụng túi ni lông; cụ thể hóa việc bảo vệ môi trường bằng các phong trào thi đua…

Ngoài ra, ông Trần Công Thuật cũng nêu rõ quan điểm, xử lý môi trường là bước đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ tích cực yêu cầu các ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia hoạt động thu gom, biến rác thải thành tài nguyên. Song song với mục tiêu đó là sự chủ động trong khâu xây dựng kế hoạch, quy hoạch cụ thể, có tính khả thi về quản lý chất thải rắn phù hợp tình hình thực tế. Chính quyền địa phương cũng cần chịu trách nhiệm trước nhân dân cũng như UBND tỉnh về vấn đề xây dựng bảo vệ môi trường trên địa bàn, tính toán để có đơn giá và mức hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải hợp lý.

Thu Phương (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Bình: Tập trung tuyên truyền người dân hoạt động biến rác thải thành tài nguyên