Tuy có nhiều chất độc hại nhưng rác thải điện tử cũng là một nguồn “tài nguyên” to lớn, vì trong thành phần có chứa nhiều kim loại quý, hiếm. Do vậy, công nghệ xử lý rác thải điện tử hiện vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp.
Rác thải điện tử có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
Giải pháp của TS Triệu Quốc An và nhóm nghiên cứu đã triển khai thành công ở quy mô phòng thí nghiệm, hoàn toàn có thể thay cho quy trình thu hồi kim loại quý từ bảng mạch điện tử thông dụng, không mất nhiều công đoạn xử lý, giúp giảm thiểu chi phí và giảm thiểu tác động môi trường.
TS Triệu Quốc An cho hay sẵn sàng hợp tác với các đơn vị có nhu cầu để hoàn thiện công nghệ và ứng dụng vào khai thác nguồn rác thải điện tử.
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, đã nghiên cứu tìm ra quy trình thu hồi Yttri và Europi trong đèn huỳnh quang sau sử dụng. Quy trình có tính ổn định cao, dễ vận hành, hiệu suất thu hồi trên 90% (Yttri có độ tinh khiết trên 95%, Europi có độ tinh khiết trên 90%).
PGS-TS. Lê Văn Lữ, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thì giới thiệu giải pháp “Lò đốt bản mạch và tái chế kim loại”. Hướng xử lý của PGS-TS. Lê Văn Lữ cho phép tận thu các kim loại quý bằng phương pháp đốt và nấu luyện, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, hiệu suất tận thu và đáp ứng quy chuẩn quốc gia về bảo vệ môi trường.
Trong một hướng nghiên cứu khác GS-TS Trần Kim Qui, Viện Công nghệ Hóa sinh Ứng dụng TP HCM, cho biết đã nghiên cứu thành công “Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học gốc thảo mộc, thân thiện với môi trường, với hoạt chất Azadirachtin chiết xuất từ hạt cây neem trồng ở Việt Nam”.
Quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học gốc thảo mộc từ hạt neem, hoạt chất Azadirachtin này đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền Giải pháp hữu ích (tháng 1-2020) được bảo hộ 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Thảo Nguyên