Tấm lợp Amiang trắng tại Việt Nam, cần nhanh chóng loại bỏ, muộn nhất là năm 2023

Quỳnh Dao (T/h)|14/09/2018 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: DNVN/Mỹ Anh)

(Moitruong.net.vn) – Ngày 13/9, “Hội nghị thường niên của Mạng lưới dừng sử dụng Amiang Đông Nam Á (SEABAN)”, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần nhanh chóng đẩy mạnh hành động để loại bỏ hoàn toàn Amiang ra khỏi cuộc sống cũng như các ngành công nghiệp.

Hàng tấn cá chết nổi trắng hồ Tây, công nhân vớt không xuể

Triển lãm Vietwater 2018: Hành trình xanh hóa đô thị và công nghiệp

 “Hội nghị thường niên của Mạng lưới dừng sử dụng Amiang Đông Nam Á (SEABAN)” đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 100 đại biểu từ Việt Nam và 10 nước trong khu vực Thái Bình Dương. Với mục đích tuyên truyền về việc dừng sử dụng Amiang tại các nước khu vực Đông Nam Á và phòng chống các bệnh do Amiang gây nên, Hội thảo cũng cập nhật tình hình của quá trình dừng sử dụng Amiang của các nước và Việt Nam.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tuyên bố Amiang là chất gây ung thư, nhất là ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng, ung thư trung biểu mô và bệnh bụi phổi Amiang trong suốt thập kỷ qua. Năm 2004, WHO ước lượng trên 100.000 người chết mỗi năm do tiếp xúc với Amiăng.

Việt Nam mỗi năm có khoảng 2.000 người chết do amiang trắng.

Hiện nay, trên thế giới đã có 64 quốc gia cấm việc sử dụng amiang trắng. Tại Việt Nam, amiang vẫn đươc sử dụng nhiều trong các sản phẩm công nghiệp, nhất là sản phẩm tấm lợp Fibroximang. Hơn 95% tấm lợp có chứa amiang được sử dụng ở vùng dân tộc, miền núi, tạo môi trường độc hại cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng đánh giá cao ý nghĩa của hội nghị và cho rằng đây là sự kiện quan trọng, thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhất là trong bối cảnh hiện nay tại các vùng dân tộc miền núi tình trạng sử dụng tấm lợp có chứa amiang diễn ra phổ biến, trong khi đồng bào dân tộc thiểu số chưa có nhiều thông tin, kiến thức về tác hại của amiang đối với sức khỏe con người.

Ông Sugio Furuya, Điều phối viên Mạng lưới dừng Amiang châu Á cho biết, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước dẫn đầu về sử dụng Amiang và cần có những hành động để loại bỏ hoàn toàn vật liệu này. Một trong những giải pháp rất hữu ích là đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đến người dân tác hại của Amiang cũng như tuyên truyền về các vật liệu thay thế phù hợp, ổn định. Vai trò của các tổ chức công đoàn và xã hội dân sự trong việc liên minh, nâng cao nhận thức rất quan trọng, tạo tiếng nói đồng thuận trong cộng đồng.

Tại hội nghị đã có nhiều ý kiến tham luận tâm huyết của các đại biểu bàn về cơ hội và thách thức của việc dừng sử dụng amiang tại Việt Nam; các bằng chứng khoa học về tác hại của amiang; vật liệu thay thế cho amiang; kinh nghiệm xử lý và thay thế vật liệu amiang tại Australia; kinh nghiệm cấm sử dụng amiang tại Nhật Bản và nỗ lực đưa amiang vào Công ước Rotterdam trên thế giới.

Hiện nay, trên thế giới đã có 64 nước cấm việc sử dụng Amiang trắng. Ở Việt Nam, ngày 1/1/2018 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký nghị quyết số 01/NQ-CP, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ xây  dựng “Xây dựng lộ trình dừng sử dụng Amiang trắng để chấm dứt sản xuất tấm lợp Amiang từ năm 2023”.

Quỳnh Dao (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tấm lợp Amiang trắng tại Việt Nam, cần nhanh chóng loại bỏ, muộn nhất là năm 2023
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.