Tập trung xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa

27/04/2022 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hiện nay Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 15-2021-TT-BXD về quản lý công trình thu gom thoát nước. Quản lý nước thải yêu cầu các khu công nghiệp, khu đô thị mới cần sửa chữa, cải tạo cấp thoát nước, làm sao thu gom nước thải riêng và nước mưa riêng. Nếu đã là hệ thống thoát nước chung thì phải có phương án sớm xử lý tách biệt để đảm bảo.

Đây là một trong những nội dung được các chuyên gia, nhà quản lý, Đại biểu Quốc hội cũng như người dân quan tâm đề cập, trao đổi tại buổi Tọa đàm “Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.”

Ảnh minh họa

Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn

Quá trình đô thị hóa không đi kèm với phát triển hạ tầng nên việc thu gom nước thải và xử lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn. Nói về vấn đề này, ông Lương Ngọc Khánh – Trưởng Phòng Quản lý thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng cho biết: Hiện nay ở Việt Nam, quá trình đô thị hoá nhanh đòi hỏi vấn đề thu gom xử lý mang tính lâu dài. Tại các đô thị ở Việt Nam đa số là hệ thống xử lý nước thải chung mà hiện nay theo quy định, cần hệ thống riêng, tách 2 hệ thống song hành. Bên cạnh đó, việc hình thành các khu công nghiệp diễn ra nhanh nên mật độ xây dựng tăng, mà đường ống được làm tư lâu nên nhỏ, chưa phù hợp với sự phát triển đô thị, dẫn đến nhu cầu không đủ, do vậy việc nâng cấp mở rộng xây dựng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do không có kinh phí, chỉ có từ nguồn ngân sách nhà nước, ODA, khó khăn trong quá trình cấp vốn. Hơn nữa, việc quản lý cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các cơ quan quản lý cần phải có sự đồng bộ. Hiện nay, 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM chuyển đổi thàng cống nước thải nhưng cũng làm giảm năng lực thoát nước. Sự phát triển của các đô thị và sự phát triển của hệ thống thoát nước có khoảng cách lớn.

Ông Lương Ngọc Khánh – Trưởng Phòng Quản lý thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật –
Bộ Xây dựng phát biểu tại buổi Tọa đàm

Nhiều dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải kéo dài từ lúc chuẩn bị đến qúa trình thi công, hiện nay cả nước đang có 21 dự án, và số dự án cần thực hiện vẫn chưa đáp ứng được Kế hoạch. Một số địa phương đã chuyển đổi hệ thống thoát nước đô thị nhưng một số địa phương nhiều năm qua còn chắp vá. Bên cạnh đó, việc chuẩn bị dự án đầu tư đòi hỏi nhiều kinh phí, mà ngân sách hạn hẹp thì việc thu hút nguồn vốn rất khó khăn.

Tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải riêng biệt tại các khu dân cư mới

Khu dân cư tập trung mới phải có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt, nước thải riêng và nước mưa riêng. Tuy nhiên, việc triển khai đấu nối nguồn thoát nước còn chậm, khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Các địa phương không có kinh phí, tỉ lệ đấu nối thoát nước từ các hộ dân ra nhà máy chỉ đáp ứng được 50%. Các nhà máy xây dựng xong cần đấu thầu, các địa phương cần đẩy nhanh quá trình ban hành giá dịch vụ thoát nước. Các giải pháp đưa ra như phát triển đồng bộ, các địa phương cần lộ trình, giai đoạn cụ thể, phát triển mạng lưới thoát nước và quản lý được mạng lưới đó, thu gom tối đa lượng nước thải phát sinh. Phát huy tối đa hiệu qủa xử lý nước của các nhà máy.

Hệ thống thu gom, tách nước thải tại sông Tô Lịch để đưa về xử lý tại Nhà máy
xử lý nước thải Yên Xá

Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 15-2021-TT-BXD về quản lý công trình thu gom thoát nước. Quản lý nước thải yêu cầu các khu công nghiệp, khu đô thị mới cần sửa chữa, cải tạo cấp thoát nước, làm sao thu gom nước thải riêng và nước mưa riêng. Nếu đã là hệ thống thoát nước chung thì phải có phương án sớm xử lý tách biệt để đảm bảo. Cần khuyến nghị người dân duy trì bể xử lý tự hoại, đây là công nghệ tại chỗ để người dân khi phát thải nước thải sẽ giảm ô nhiễm. Nếu khu vực nào đã có hệ thống thoát nước riêng thì người dân sẽ không cần phải xây dựng bể tự hoại, việc này sẽ giúp giảm chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cho người dân. Các địa phương cần ban hành lộ trình cụ thể để đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước cho người dân sớm nhất có thể, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Các giải pháp của Bộ Xây dựng trong xử lý nước thải sinh hoạt

Bộ Xây dựng từ năm 1998 đã tham mưu về định hướng cấp thoát nước, nhiều chính sách được Chính phủ phê duyệt, định hướng đến năm 2025 tỷ lệ thu gom nước thải đạt 70%, tỷ lệ xử lý nước thải đạt 20-35% đối với đô thị loại 2, 15-20% đối với các đô thị loại 3,4. Từ nay đến năm 2030 đầu tư 300.000 tỷ đồng, trong đó các thành phố lớn như TP Hà Nội, TP HCM chiếm 30-40%, tỷ lệ xử lý đạt 40-45%.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang bắt đầu triển khai các chính sách như sửa đổi các công trình thoát nước bên ngoài, các quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật, đầu tư triển khai lĩnh vực thoát nước. Chủ trương đề xuất sửa đổi các Nghị định về Hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, cây xanh, trình chính phủ phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đề xuất Luật cấp thoát nước trình Quốc hội thông qua năm 2023-2024, Cục Hạ tầng kỹ thuật sẽ tham mưu. Bên cạnh đó, làm sao nâng cao được chính sách người dân sẽ phải trả tiền để đảm bảo trách nhiệm của người dân đối với bảo vệ môi trường.

Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại nước ta hiện thiếu đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Tỷ lệ nước thải được xử lý còn thấp, phần lớn lượng nước thải chưa qua xử lý đang thải trực tiếp ra môi trường hoặc qua xử lý nhưng không đạt yêu cầu, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, những hạn chế trong nguồn lực đầu tư, việc lựa chọn các công nghệ phù hợp, nhận thức của cộng đồng cũng như khung chính sách đang là thách thức lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức đến xử lý ni-tơ, phốt-pho trong nguồn nước, bùn xả thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng xả thải, chất lượng môi trường. Đã đến lúc, việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở mọi khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước lâu dài và bền vững, thiết nghĩ cần tăng cường các biện pháp chế tài đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Cần xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị cho các không gian xanh, tưới và làm sạch đô thị.

Như Ngọc

Bài liên quan
  • Bắc Ninh ưu tiên đầu tư các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
    Moitruong.net.vn – Việc xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay nói chung, Bắc Ninh nói riêng còn nhiều hạn chế. Để sớm hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng, đáp ứng đủ điều kiện trở thành đô thị loại 1 và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp đầu tư hạ tầng, cơ chế chính sách thuận lợi thu hút nguồn lực, nhà đầu tư cho các công trình, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tập trung xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.