Tết ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ đâu?

Khánh Linh (T/h)|15/01/2020 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Phong tục cúng ông Công ông Táo là một trong những nét văn hóa ngày Tết được gìn giữ qua bao đời của dân tộc Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết ý nghĩa của truyền thống này.

Nguồn gốc Tết ông Công ông Táo

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núp.

Ông Công, ông Táo được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người. Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tất nhiên, phước đức này đến từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo

PGS-TS Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian khẳng định phong tục thờ cúng ông Công, ông Táo không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm các gia đình lại dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sạch sẽ, trang nghiêm, sắp mâm cỗ, mua vàng mã, cá chép, hương hoa… để tiễn ông Táo về chầu trời.

Đây cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời, đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình cùng đoàn tụ bên mâm cơm – nét đẹp truyền thống vẫn được trao truyền từ đời này qua đời khác.

Khánh Linh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tết ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ đâu?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.