Trong bối cảnh mùa mưa bão 2025 đang diễn ra, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo rà soát toàn diện công tác phục hồi, nhận diện những tồn tại trong ứng phó và đề ra các giải pháp thực tiễn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Trong đêm ngày 27/6, một vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, khiến đoạn đường giao thông nông thôn và nhiều căn nhà bị cuốn trôi xuống sông, gây thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
Những trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã gây ra hậu quả nghiêm trọng tại tỉnh Thái Nguyên, với tổng thiệt hại ban đầu được ước tính vượt 54 tỷ đồng.
Thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường đòi hỏi cộng đồng phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, nâng cao năng lực và nhận thức để thích ứng hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19/6/2025 về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025.
Quảng Trị vừa công bố tình huống khẩn cấp thiên tai sau đợt mưa lũ nghiêm trọng do bão số 1 gây ra, khiến 3 người thiệt mạng, hàng chục nghìn hecta hoa màu, thủy sản bị hư hại và nhiều khu dân cư ngập sâu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký quyết định hỗ trợ khẩn cấp 130 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Quảng Trị để khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 1.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tính đến sáng 13/6, hoàn lưu bão số 1 đã gây mưa to đến rất to ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế, với lượng mưa phổ biến từ 100–250 mm, có nơi trên 400 mm. Dự báo, mưa lớn còn tiếp diễn đến tối cùng ngày trước khi giảm dần.
Bão không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Chủ động phòng tránh trước, trong và sau bão là cách thiết thực để giảm thiểu hậu quả thiên tai.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ ngày 10-12/6 do ảnh hưởng bão số 1, mưa lớn đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Những ngày qua, mưa lũ đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh miền Bắc. Theo thống kê ban đầu, đã có 2 người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị ngập, cùng với hàng trăm hecta hoa màu, ao cá và nhiều gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng.
Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Long An đã ghi nhận nhiều thiệt hại do thiên tai và sạt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và kết cấu hạ tầng tại một số địa phương.
Từ đầu năm 2025, thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng trên cả nước, khiến 28 người thiệt mạng hoặc mất tích và gây tổn thất lớn về tài sản, nhà ở và sản xuất nông nghiệp. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ đã ghi nhận nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm dù chưa bước vào cao điểm mùa mưa.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết khô hạn kéo dài, người dân tại các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao chưa kiểm soát được nguồn lửa trong quá trình sản xuất, canh tác ở trong rừng, ven suối.
Trong hai ngày 29 và 30/5, tỉnh Vĩnh Long đã ghi nhận nhiều thiệt hại do sạt lở đất và giông lốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân, với tổng thiệt hại ước tính gần 200 triệu đồng.
Những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão nhiệt đới, mưa lớn kéo dài, lũ lụt diện rộng… xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc và cường độ ngày càng khốc liệt. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản mà còn đe dọa đến tính mạng và sinh kế của hàng triệu người trên toàn thế giới - đặc biệt là tại các quốc gia có địa hình và điều kiện khí hậu dễ bị tổn thương như Việt Nam.