1. Nói không với thuốc lá
Theo Reader’s Digest, thuốc lá chiếm tới 90% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi tại Mỹ. Do đó, nếu chưa từng hút thuốc lá thì bạn càng nên tránh xa chúng ra. Còn nếu đã lỡ hút rồi thì nên tập ngay thói quen bỏ thuốc để ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều căn bệnh về phổi, bao gồm cả ung thư phổi.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cũng cho biết, những người từ 25 – 35 tuổi bỏ thuốc lá có thể sống lâu hơn khoảng 10 năm so với người hút thường xuyên. Còn những người ở độ tuổi từ 35 – 44 tuổi nếu bỏ thuốc thì tỷ lệ sống thọ chỉ còn khoảng 9 năm. Với những người thuộc độ tuổi từ 45 – 54 tuổi thì tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 6 năm.
2. Hạn chế tiếp xúc với những nguồn khói thuốc
Việc tiếp xúc thường xuyên với những nơi có khói thuốc lá cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi về sau.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể xác định được lượng khói thuốc tiếp xúc trong ngày là bao nhiêu sẽ dẫn đến bệnh ung thư phổi. Do vậy, bạn nên chủ động phòng tránh và hạn chế tiếp xúc với những khu vực có khói thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
3. Ăn uống lành mạnh
Mặc dù không có loại thực phẩm nào có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư phổi, nhưng việc ăn uống lành mạnh cũng giúp chúng ta giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Một số loại trái cây giàu vitamin như bơ, xoài, hay các loại hạt như óc chó, hạnh nhân… sẽ giúp cơ thể bạn tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên tiêu thụ chất béo và đường ngọt ở lượng vừa đủ. Hàng ngày nên uống nhiều nước để cơ thể thải bỏ độc tố hiệu quả hơn.
4. Hạn chế tiếp xúc với những chất hoá học độc hại
Nếu đặc thù công việc của bạn phải tiếp xúc với những nơi có các chất gây ung thư như công trường xây dựng, nhà máy hạt nhân thì bạn nên biết cách tự bảo vệ bản thân mình. Mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang và kính khi làm việc sẽ giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, những người phải làm việc trong môi trường này nếu bỗng thấy khó thở thì nên đi khám để kiểm tra ung thư phổi. Các chuyên gia sức khỏe cũng cho rằng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát bệnh ung thư phổi nếu phải làm việc liên tục trong môi trường có nhiều chất gây ung thư.
5. Tập luyện thể dục, vận động đều đặn
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc hay các chất gây ung thư thì bạn cũng nên tìm đến những bài tập thể dục để thực hiện hàng ngày, từ đó cũng giúp giảm bớt nguy cơ ung thư phổi.
Nếu quá bận rộn thì chỉ cần dành khoảng 3 buổi/tuần để tập luyện. Không nhất thiết phải sử dụng máy tập mà bạn có thể kết hợp với việc đạp xe hay chạy bộ.
Mai Anh