Ảnh minh họa
Theo công điện, các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở, nhất là sơ tán dân tại khu vực nguy hiểm gắn với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất năm 2020, sẵn sàng cho tình huống bị chia cắt, cô lập cục bộ.
Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính…
Về diễn biến thời tiết, thiên tai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng 10-10, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sau khi đi vào đất liền các tỉnh, thành phố từ Hải Phòng đến Nam Định, áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần… Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp không khí lạnh tăng cường nên các tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa to đến rất to; các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có mưa to gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng thấp trũng, ven sông…
Đặc biệt, trên vùng biển phía Đông Philippines đã xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là Kompasu. Dự báo đêm 11-10, bão có thể vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, sức gió mạnh nhất trên biển có thể tới cấp 10-11, giật cấp 13 và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, gây gió mạnh, mưa lớn tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ trong một vài ngày tới.
Lâm Hải