Ăn gì để tăng sức đề kháng trong thời tiết giao mùa?

Hoàng Anh|24/09/2021 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Giao mùa là thời điểm cả nhà thường nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp. Mà dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng để phòng bệnh.

Giữa tiết trời giao mùa hiện nay tại miền Bắc, mọi người dễ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dẫn đến mệt mỏi, nhất là với người già và trẻ em. Thời tiết chuyển giao này cũng là điều kiện để các vi khuẩn phát triển và phát sinh bệnh.

Vì vậy, vào thời gian này, các chị em nội trợ nên bổ sung vào thực đơn gia đình các thực phẩm có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các bệnh tật của thời tiết giao mùa. Dưới đây là những thực phẩm quen thuộc tốt cho sức đề kháng:

Cam, chanh

Vào thời tiết giao mùa, mọi người thường gặp phải những căn bệnh dị ứng về da. Để phòng bệnh này, mọi người cần bổ sung vitamin C cho cơ thể. Cam và chanh có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn. Lợi ích của vitamin C cũng được nhiều sách y khoa, kể cả ấn phẩm phòng chống ung thư nhắc tới.

Trà xanh

Uống đồ uống nóng sẽ giúp làm lỏng dịch tiết ở xoang. Đồng thời, trà xanh nóng có tác dụng điều trị các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngâm túi trà xanh trong 3-5 phút, thêm mật ong hoặc nước cốt chanh và sử dụng. Nên dùng thức uống này 2 -3 cốc/ngày.

Nghệ

Nghệ là gia vị quen thuộc, đồng thời cũng là một siêu thực phẩm giúp trị cảm lạnh. Vì chứa một lượng lớn các chất chống viêm và chống oxy hóa nên nghệ giúp làm sạch các độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những người ăn nhiều nghệ ít bị cảm lạnh và ho. Để chữa tình trạng cảm lạnh nghiêm trọng, hãy cho nghệ vào sữa nóng và uống trước khi đi ngủ.

Nấm rơm

Trong nấm rơm có chứa các chất chống virut có lợi cho cơ thể ở nhiều khía cạnh. Các nghiên cứu khoa học cho biết, việc ăn nấm thường có mối liên hệ với lượng tế bào tăng lên trong cơ thể. Điều này giúp chống nhiễm trùng. Hơn nữa, nấm còn chứa selen nên làm tăng khả năng trong điều trị cảm nặng.

Mật ong

Mật ong được biết đến với đặc tính chữa bệnh và kháng virus mạnh mẽ. Thêm vào đó, hàm lượng chất chống oxy hóa trong mật ong còn có lợi cho việc điều trị cảm lạnh và làm dịu cơn đau họng. Có thể thêm mật ong vào sữa hoặc thức uống nóng và dùng trước khi ngủ.

Trà gừng

Gừng cải thiện bệnh cảm lạnh bằng cách giảm cảm giác ớn lạnh và làm ấm cơ thể. Gừng có mùi thơm nhẹ, giúp mũi được thông thoáng hơn. Bên cạnh đó, gừng còn được biết đến với đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

Giã nát gừng và ngâm trong nước nóng vài phút. Lọc lấy nước, thêm mật ong vào trộn đều. Nên uống khi trà còn nóng và dùng 2-3 tách mỗi ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp gừng vào các món canh nóng để tăng khả năng giải cảm.

Súp gà

Bạn nên ăn súp gà khi bị ốm vì nó có một số yếu tố giúp đẩy nhanh khả năng hồi phục sức khỏe của bạn. Khi được nấu chín, gà sẽ sinh ra amino axit có tên cysteine giúp hỗ trợ chữa cảm lạnh và ho.

Hoàng Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ăn gì để tăng sức đề kháng trong thời tiết giao mùa?