Thừa Thiên – Huế: Được gì ở “Trung tâm quảng bá du lịch và dịch vụ làng nghề truyền thống”?

Hoàng  Thành|10/05/2017 04:09
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)Sau một thời gian đi vào hoạt động “Trung tâm thông tin quảng bá du lịch kết hợp kinh doanh dịch vụ làng nghề truyền thống Huế” tại bến xe ở TP. Huế (Thừa Thiên Huế) chỉ để phục vụ việc “bán vé máy bay, tour du lịch,…” của một công ty đóng trên địa bàn.

“Hóa thành tư nhân”

Bến xe Nguyễn Hoàng nằm giữa lòng thành phố Huế (được gọi với cái tên thân quen là Bến xe du lịch) đây là nơi đậu đỗ của xe chở khách du lịch và hàng ngày tại bến xe này đón hàng ngàn lượt du khách vào ra.

Jpeg

Bến xe Nguyễn Hoàng luôn chật kín xe du lịch đậu đỗ và hàng ngàn du khách vào ra mỗi ngày nơi này

Với lợi thế đó, ngày 27/5/2014 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản số 2761/UBND – TH do Phó Chủ tịch Phan Ngọc Thọ ký, đã phê duyệt phương án của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hóa – Thể thao và Sở Du lịch) về việc phối hợp với công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Thanh Tâm triển khai phương án xây dựng quầy thông tin và quảng bá du lịch, kết hợp kinh doanh dịch vụ các sản phẩm làng nghề truyền thống tại bến xe Nguyễn Hoàng. Đồng thời, giao cho Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch nghiên cứu phương án vận hành sao cho hiệu quả; còn UBND thành phố Huế chủ động xây dựng phương án tổ chức thực hiện phù hợp quy định, đảm bảo mỹ quan, kiến trúc.

Jpeg

Gần đó hàng chục du khách đứng ở sân bến xe.

Theo đó, nơi này sẽ trở thành Trung tâm thông tin quảng bá du lịch kết hợp kinh doanh dịch vụ làng nghề truyền thống ở Huế đến với du khách gần xa.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ khoảng cuối năm 2014, nhưng một thời gian sau Trung tâm này lại chỉ còn lại là phòng bán vé máy bay, nơi đặt Tour du lịch, đặt phòng nghỉ,… của công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Thanh Tâm (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế).

Jpeg

Nhiều áp phích quảng cáo du lịch không thấy mang tính địa phương

Theo sự phản ảnh, ghi nhận tại khu vực quy hoạch trung tâm, một căn phòng khang trang, phía trước căn phòng cùng với bảng hiệu “Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Thanh Tâm, chi nhánh bến xe Nguyễn Hoàng” là nhiều bảng áp phíc quảng cáo, phòng đặt vé Tour du lịch với các tour quốc tế (Singapo, Malaixia, Thai Lan,…), trong nước (Hà Nội, Hạ Long, Đà Nẵng,…); hay là một số tour du lịch của một số công ty tư nhân, dịch vụ thuê xe (ôtô, xe máy, xe đạp); tất cả đều được ghi bằng tiếng Anh.

Jpeg

Phía trong trung tâm quảng bá du lịch và dịch vụ làng nghề truyền thống Huế.

Bên trong căn phòng chúng tôi cũng chẳng thấy có hoạt động giới thiệu du lịch hay kinh doanh dịch vụ sản phẩm làng nghề truyền thống ở Huế mà chỉ thấy một gian phòng rộng lớn bố trí như phòng giao dịch, có 2 nhân viên thường xuyên túc trực. Theo một nữ nhân viên thì được biết, đây là nơi bán vé máy bay, đặt tour du lịch và đặt phòng nghỉ của công ty (ý nói công ty Du lịch Dịch vụ Thanh Tâm).

Tính hiệu quả?

Trong khi đó, tại thời điểm ghi nhận, xung quanh khu vực này rất đông khách du lịch, do “thiếu chỗ” thư giãn nên một số ít đã tìm vào quán café gần đó, số khác đứng chờ đợi ở sân bến xe.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Khoa Dũng, Trưởng bộ phận điều hành, Ban quản lý bến xe, thuyền thành phố Huế cho biết, trước đó ở trung tâm này rất nhiều dịch vụ, chắc do một thời gian “làm ăn không hiệu quả” nên bán vé máy bay và một số dịch vụ tour du lịch như thế.

“Nhưng hoạt động như thế nào và được hoạt động hay không là do cơ quan cấp trên, còn trách nhiệm chúng tôi chỉ quản lý mặt bằng, an ninh trật tự,… mà thôi” ông Dũng cho biết thêm

Cố đô Huế là địa phương được biết đến với di sản, địa danh du lịch nổi tiếng; cùng với đó Huế còn là địa phương được gắn liền với nhiều thương hiệu làng nghề truyền thống nức tiếng khắp cả nước, với hàng chục làng nghề đã tồn tại từ xa xưa. Thành công của nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn ở Huế như: Festival Huế, Festival làng nghề truyền thống Huế,… đều gắn liền với thương hiệu du lịch và làng nghề địa phương.

Như vậy, dư luận người dân đặt câu hỏi,“Trung tâm thông tin quảng bá du lịch và kinh doanh các dịch vụ làng nghề truyền thống Huế” nhưng lại hoạt động với những dịch vụ như vậy liệu đã hiệu quả hay chưa và địa phương được gì ở nơi này?

Moitruong.net.vn sẽ tiếp thục thông tin đến bạn đọc.

Hoàng  Thành


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thừa Thiên – Huế: Được gì ở “Trung tâm quảng bá du lịch và dịch vụ làng nghề truyền thống”?
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.