Với những người bệnh gout thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân chính hình thành nên bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa nhân purine và dư thừa acid uric. Do đó, nếu không muốn bệnh tiến triển ngày một nặng hơn, bạn cần tránh xa những thực phẩm chứa nhân purin cao và làm tăng acid uric trong máu. Cụ thể:
Thịt
Thịt gà, thịt bê, thịt nai,… Trong thịt chứa nhiều nhân purin sẽ làm cho cơn đau gout kéo dài và trở nên trầm trọng hơn.
Nội tạng động vật
Gan, thận, tim, não, lòng lợn, tiết canh,…. Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhân purine cao nhất (trên 150mg). Chúng thậm chí có thể khiến bệnh nhân gout đau nhức dữ dội đến ức không đi lại được sau khi ăn.
Cá
Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết,… Trong các loại cá này có chứa khoảng 50-150 nhân purine nên người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý.
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,… Chúng sẽ làm tăng mỡ máu, đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric.
Bia, rượu
Bia rượu sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến người bệnh gout cảm thấy đau nhức, khó chịu hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra, nồng độ acid uric ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống rượu mạnh.
Chế độ ăn kiêng chữa bệnh gút không có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Nhưng bạn có thể hạn chế sản xuất và tăng đào thải axit uric, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Kết hợp thực đơn ăn kiêng, giảm tổng lượng calorie nạp vào và tập thể dục thường xuyên sẽ duy trì cân nặng, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Minh Hoa (t/h)