(Moitruong.net.vn) – Thủ phủ mai cảnh của thị xã An Nhơn (Bình Định) là xã Nhơn An, địa phương mỗi mùa tết thu về cả chục tỷ đồng từ tiền bán mai. Thế nhưng việc chăm sóc mai khiến người trồng phun thuốc BVTV với mật độ rất dày. Việc phun thuốc thuốc BVTV “ngập ngụa” trong không khí, ngấm vào mạch nước ngầm, đe dọa sự sống của con người và gia súc ở nơi đây.
>>> Thái Nguyên: Công ty CP Thủ Đô Gió Ngàn bị tố gây ô nhiễm môi trường
>>> Nghệ An: Xử lý tình trạng rác thải ở thủy điện Bản Vẽ
Ánh: Theo báo Nông Nghiệp
Những năm gần đây, người chết do bệnh ung thư ở thủ phủ mai cảnh Nhơn An là hồi chuông cảnh báo.Ở Nhơn An, người người trồng mai, nhà nhà trồng mai. Các khoảng sân, khoảnh vườn, những thửa ruộng gần khu dân cư đều ken dày những chậu mai. Mai càng nhiều thì tình trạng ô nhiễm thuốc BVTV càng lớn.
Một người dân trồng mai ở đây chia sẻ: “Cây mai Nhơn An được người trồng tạo cành tạo dáng thật đẹp đã đành, thế nhưng muốn cây ra hoa vào dịp tết đúng hẹn, người trồng phải chăm sóc bộ lá thật tốt. Nếu lá mai bị sâu tấn công hoặc thân cây bị lâm bệnh thán thư hoặc nấm hồng mà không điều trị kịp thì kể như tết đó mất thu nhập, bởi mai sẽ mất sức không cho hoa kịp tết. Thời tiết trong tháng 9 này là thời điểm giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, 2 bệnh thán thư và nấm hồng có điều kiện phát sinh càng dữ”
Do định kì nên người dân ở đây từ 7 đến 10 ngày phải phun thuốc một lần. Cứ 100 chậu mai, 1 lần phun 4 bình thuốc (16 lít/bình), chi phí từ 30 – 70 ngàn/bình tùy loại. Điều này đã khiến không khí ở nơi đây ngập ngụa trong mùi thuốc độc hại.
Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Nhơn An, xã có gần 2.500 hộ dân thì có đến 2.000 hộ trồng mai, người trồng ít cũng vài ba trăm cây, người trồng nhiều đến vài ngàn cây. Đáng quan ngại là dù toàn dân xã Nhơn An đã được ngành chức năng tập huấn sử dụng thuốc trừ sâu nằm trong danh được Bộ NN-PTNT cho phép, thế nhưng đa số người trồng mai ở đây không tuân thủ. “Hầu hết họ sử dụng thuốc trừ sâu mua trôi nổi bên ngoài, giá rẻ, lại diệt sâu bọ nhanh nên rất khó quản lý. Họ vẫn biết sử dụng thuốc ngoài danh mục là độc hại, nhưng bởi suy nghĩ rẻ được đồng nào đỡ đồng đó nên họ vẫn dùng mà không màng đến sức khỏe”, ông Dũng bộc bạch.
Nguyên nhân được ông Nguyễn Trí Dũng lý giải: “Thuốc trừ sâu sinh học không diệt được bọ trĩ tức thì, đối tượng gây nguy hại nhiều nhất cho cây mai. Bệnh thán thư và nấm hồng cũng vậy, các bệnh này “vô nhiễm” đối với thuốc trừ sâu sinh học. Bởi vậy, hầu hết người trồng mai ở đây vẫn phải dùng thuốc trừ sâu hóa học để bảo vệ cây mai trước các loại sâu bệnh hại”.
Trước tình trạng trên không chỉ những hộ trồng mai mới phải cam chịu hít những loại thuốc độc hại mỗi ngày, ngay cả những hộ không trồng mai trên địa bàn cũng phải chung sống với mùi thuốc trừ sâu. Người dân ở đây bị thuốc trừ sâu tấn công tứ phía, người trồng mai được hưởng lợi từ cây mai cam chịu đã đành, người không trồng mai phải sống trong cảnh này khiến người dân rất bức xúc.
Ánh Giang (T/h)