Tiềm năng phát triển đô thị sinh thái tại Đồng Nai

Nam Anh (T/h)|06/06/2019 06:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đặc thù sông ngòi dày đặc, nhiều cù lao, quỹ đất lớn, Đồng Nai đang thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản đổ ra vùng ven TP HCM.

Định hướng phát triển bền vững

Quy hoạch xây dựng toàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2050 nêu định hướng phát triển không gian toàn vùng theo hướng gắn kết hài hòa giữa không gian đô thị với công nghiệp, du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản. Từ đó tạo cơ hội đầu tư ổn định và bền vững, hướng tới đưa Đồng Nai trở thành vùng phát triển đô thị, trung tâm dịch vụ đa ngành, đồng thời bảo tồn rừng cảnh quan,đa dạng sinh học cũng như nguồn nước của toàn vùng TP HCM. Ngoài ra trong những năm tới, địa phương cũng kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng, có chất lượng sống tốt, hài hòa, thân thiện với môi trường.

Về hạ tầng giao thông, Đồng Nai định hướng thành đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, trung tâm kho vận, tiếp vận của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm giao thương của cả nước.

Với lợi thế mảng xanh hiện hữu rộng lớn, nhiều kênh rạch, Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển đô thị sinh thá

Cơ sở hạ tầng đi đầu cho mọi phát triển

Theo giới kinh doanh địa ốc, những năm trước dòng vốn dành cho bất động sản đổ về Nhơn Trạch và Long Thành nhằm đón đầu dự án cầu Cát Lái và sân bay Long Thành. Nhưng thời gian gần đây, nguồn đầu tư có xu hướng dịch chuyển về hướng trung tâm Biên Hòa và Dĩ An (Bình Dương) “ăn theo” dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên được phép kéo dài về Dĩ An, Biên Hòa. Bên cạnh đó cao tốc Tân Vạn – Mỹ Phước, tuyến đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 1K đang hoàn thiện và đưa vào hoạt động trong tương lai gần.

Cùng với hàng loạt dự án trên, thành phố Biên Hòa cũng đang triển khai đồng bộ các giải pháp đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, đường sá, nhất là trung tâm hành chính công để xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị loại I cấp tỉnh. Ước tính cần hơn 36.000 tỷ đồng vốn để thực hiện các dự án nâng cấp và chỉnh trang đô thị trong thời gian tới.

“Từ khi có cầu An Hảo nối Ngã ba Vũng Tàu vào trung tâm thành phố Biên Hòa, khu vực cù lao được giới đầu tư quan tâm, nhất là những khu dân cư được quy hoạch, hai bên tuyến đường chính”, một nhân viên môi giới nhà đất cho biết.

Thành phố còn là nơi đặt các khu công nghiệp trọng điểm, đón lượng lớn chuyên gia trong và ngoài nước, thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Hiện Biên Hòa có dân số khoảng 1,2 triệu người, tương đương những thành phố trực thuộc trung ương như Cần Thơ, Đà Nẵng.

Bên cạnh nhu cầu nhà ở cho người dân địa phương, nguồn cầu còn đến từ gần 20 khu công nghiệp lớn xung quanh với hơn 15.000 chuyên gia nước ngoài, 500.000 công nhân và cả lượng dân nhập cư. Hiện lượng căn hộ ở Biên Hòa mới chỉ đáp ứng khoảng 3% nhu cầu nhà ở cho giới chuyên gia và dân văn phòng làm việc tại các khu công nghiệp, mở ra thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp địa ốc đầu tư trong thời gian tới.

Điểm đến thu hút đầu tư vùng ven TP HCM

Thông tin quy hoạch của tỉnh góp phần giúp thị trường bất động sản địa phương thêm sôi động, tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia khai thác đa dạng loại hình sản phẩm. Toàn tỉnh hiện có hàng chục dự án khu đô thị quy mô từ 300-1.000ha, tập trung tại Nhơn Trạch, Long Thành và vùng ven Biên Hòa nhằm đón đầu sự phát triển về hạ tầng giao thông và đô thị hóa.

Những khu đô thị có diện tích đất lớn là khu đô thị Long Hưng thuộc xã Long Hưng, Biên Hòa, khu đô thị cù lao Phước Hưng ở xã Tam Phước và khu trung tâm thành phố mới Nhơn Trạch. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường còn nhiều tiềm năng này. Trong đó, tập đoàn bất động sản Novaland dự kiến ra mắt đô thị sinh thái Aqua City thuộc khu đô thị Long Hưng.

Aqua City gồm tổ hợp nhà phố, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, shophouse cùng chuỗi tiện ích nội khu hiện đại như trung tâm thương mại

Đại diện tập đoàn chia sẻ việc lựa chọn tham gia thị trường Biên Hòa nhằm tận dụng những lợi thế của một đô thị vùng ven. Ngoài ra, nơi đây có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sông nước hiện hữu, phù hợp với định hướng phát triển dự án đô thị sinh thái của tập đoàn.

Aqua City tận dụng quỹ đất rộng và điều kiện tự nhiên sẵn có, ứng dụng các giải pháp công nghệ xanh như hệ thống đèn đường cảm ứng, năng lượng mặt trời hay hệ thống thu gom rác thải thân thiện với môi trường, phân loại rác thải tại nguồn…

“Chúng tôi tin rằng, đây cũng là định hướng phù hợp với lối sống xanh hiện đại của nguồn lao động chất lượng cao tại đây và tầng lớp trung lưu từ TP HCM cũng như các vùng lân cận”, đại diện Novaland khẳng định.

Dự án đô thị sinh thái của Novaland có quy mô hơn 100ha tại xã long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai. Khu đất bao quanh bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Buông, sông Trong và các kênh rạch tạo nên không khí trong lành mát mẻ quanh năm.

Trong bán kính khoảng 5-7km từ Aqua City có thể tiếp cận bệnh viện quốc tế, sân golf Long Thành, đến khu du lịch quốc tế Sơn Tiên. Dự kiến sau khi Hương lộ 2 (Ngô Quyền nối dài) hoàn thành, kết nối vào cao tốc Long Thành – Dầu Giây thì từ dự án về TP HCM chỉ mất chưa đến 30 phút lái xe..

Với sự phát triển về hạ tầng cùng dòng vốn đầu tư đổ về vùng ven TP HCM, trong đó có Biên Hòa (Đồng Nai), thành phố hứa hẹn đón nhiều dự án quy mô lớn trong thời gian tới, góp phần nâng chất lượng sống của cư dân và thúc đẩy tiến trình đô thị hóa gắn liền với tôn tạo môi trường sinh thái tại đây.

Nam Anh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tiềm năng phát triển đô thị sinh thái tại Đồng Nai
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.