Thứ Tư, ngày 14/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ chín tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Theo chương trình nghị sự, sáng 14/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Tại phiên họp lần thứ 247/248 của Ủy ban kỹ thuật thường trực (PTC) thuộc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) vừa kết thúc tại Brussels (Bỉ), Việt Nam đã tiếp tục được các thành viên WCO tín nhiệm tái cử giữ cương vị Chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2025 - 2026.
Mới đây, Tổ chức Động vật Châu Á phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa đực gần 20 năm tuổi, do gia đình bà Lê Thị Tính (phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng) tự nguyện bàn giao.
Tại nghị quyết số 124/NQ-CP mới ban hành, Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Nhằm bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai phù hợp với mô hình tổ chức hành chính mới, UBND TP Hà Nội chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyển đổi, yêu cầu hoàn thành trước ngày 1/7/2025.
Tổng số trụ sở công cấp tỉnh của 52 tỉnh, thành phố thực hiện sắp xếp là 38.182 trụ sở. Số lượng trụ sở công dự kiến tiếp tục sử dụng là 33.956 trụ sở.
Theo Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân khu vực.
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Với 452/452 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành bằng 94,56 % tổng số ĐBQH, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; và 446/446 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100%, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương rà soát, cắt giảm, phân định rõ thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính cấp huyện để đảm bảo phục vụ người dân, doanh nghiệp không gián đoạn khi sắp xếp lại tổ chức chính quyền địa phương.
Chiều 5/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp).
Theo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch UBND của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp.
Với 452/452 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 100% (bằng 94,56 % tổng số ĐBQH), Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 chính thức được Quốc hội thông qua.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký văn bản chỉ đạo đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, hoàn thiện hành lang pháp lý cho mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Hà Nội đã đạt được kết quả tích cực trong Chỉ số Hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024, đứng thứ 2 trong các thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đề nghị của một số bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất về việc thực hiện Nghị định 178/2024/NĐ-CP và Nghị định 67/2025/NĐ-CP.
HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành sáp nhập.