Một người xe ôm bị phát hiện tè bậy (ảnh Trật tự đô thị)
Việc xả rác và tiểu tiện không đúng nơi quy định vốn đã xảy ra từ rất lâu trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Đây là hành vi cần phải loại bỏ trong một đất nước đang trên đà phát triển. Đây là hành vi vừa gây ô nhiễm môi trường sống, vừa làm mất mỹ quan đô thị. Thậm chí, nó còn có thể khiến hình ảnh người Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Mặc cho các cấp chính quyền tuyên truyền, nâng cao nhận thức, người dân vẫn xả thải ở bất cứ đâu “tiện” cho mình.
Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP (viết tắt NĐ 155).
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cho hay, theo điều 57 NĐ 155, hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng chưa đến mức độ bị công khai thông tin. Tuy nhiên, để việc xử lý vi phạm hiệu quả, ngoài sự quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước, cần phải có sự góp sức của cộng đồng để phê phán hành vi vi phạm, tăng hiệu quả tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, do đặc thù vi phạm về vệ sinh nơi công cộng là xảy ra nhanh, tức thì trong khi lực lượng kiểm tra hiện nay còn thiếu nên khó bắt quả tang vì vậy cần có cơ chế “phạt nguội” thông qua thiết bị ghi hình. Hơn nữa, hiện nay đa phần các địa phương đều có lắp đặt camera để giám sát tình hình an ninh, giao thông trên địa bàn.
Vấn nạn xả rác, hút thuốc, phóng uế nơi công cộng diễn ra tràn lan, hàng ngày ở TP HCM gây bức xúc cho người dân, du khách. Theo quy định, các hành vi này bị xử phạt với mức cao nhất 400.000 đồng mỗi lần. Tuy nhiên, việc xử lý của các cơ quan chức năng như “bắt cóc bỏ dĩa”, thậm chí là làm lơ khi thấy người vi phạm, do thiếu nhân sự và căn cứ.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP. quy định: Mức xử phạt từ 100 đồng đến 300 đồng với những ai vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung: a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung; b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung; c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh; e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư. |
Phương Thảo