TP. Huế nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa

Hạnh An|14/10/2023 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa, qua đó nâng cao trách nhiệm của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường, tăng tỷ lệ tái chế, tiết kiệm tài nguyên, góp phần làm cho thành phố xanh, sạch, sáng hơn và hướng đến một đô thị giảm nhựa vào năm 2024.

Thừa Thiên Huế đang thực hiện Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) nhằm hỗ trợ TP. Huế bảo vệ các dòng sông, hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa (RTN), thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan, gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội, cộng đồng địa phương. Kết quả mong đợi là đến năm 2024, Huế trở thành đô thị giảm nhựa với 70% chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, xử lý, đồng thời rác tái chế từ bãi chôn lấp được thu hồi và hy vọng đưa Huế trở thành một điểm đến không RTN vào năm 2030.

img_5114.jpeg
 Nhiều bao túi thân thiện với môi trường đã có mặt ở thị trường

Định hướng chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh việc lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Để mang lại hiệu quả hoạt động này, ngoài thay đổi thói quen, ý thức của người dân, cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành chuỗi hoạt động thu gom, tái chế hệ thống, bài bản với việc xã hội hóa, đầu tư công nghệ phù hợp điều kiện địa phương để xử lý các loại rác.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1316 ngày 22/7/2021 phê duyệt Đề án "Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam". Với quyết định này, Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn. Theo đó, triển khai đẩy mạnh nhằm phấn đấu đến năm 2025 sử dụng 100% bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy; đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% RTN ra môi trường biển, đại dương; phấn đấu 100% các khu du lịch, các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch không sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
TP. Huế nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa