Thực hiện Chương trình hành động số 08 của Tỉnh ủy Phú Yên về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phấn đấu xây dựng Phú Yên trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, và để đạt được mục tiêu này trong thời gian qua, các chương trình về môi trường đã được các hội đoàn thể, ngành chuyên môn triển khai. Trong đó mô hình kinh tế tuần hoàn dựa vào cộng đồng đang ngày càng phát huy tác dụng và được nhiều người dân đồng tình hưởng ứng.
Với nhiều người dân, rác thải hữu cơ từ vỏ cam, quýt sau khi sử dụng đa số bị bỏ đi. Nhưng với nhiều người dân ở xã Bình Ngọc, TP. Tuy Hòa, xã Xuân Quang - huyện Đồng Xuân, các thầy trong chùa Bảo Lâm - TP. Tuy Hòa… lại dùng chính những thứ đó những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nước tẩy rửa. Đây cũng là giải pháp biến rác thành tài nguyên, góp phần đẩy mạnh hoạt động phân loại rác dựa vào cộng đồng được triển khai ở Phú Yên thời gian qua. Mô hình biến rác thải hữu cơ thành các sản phẩm mới phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống đã từng bước làm thay đổi suy nghĩ về trách nhiệm phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn có sự chung tay của cộng đồng, hướng tới việc thực hiện một tương lai không còn rác thải. Và những sản phẩm tái chế này đang dần nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Bà Đỗ Thị Hấn, xã Hòa Kiến, TP. Tuy Hòa chia sẻ: Từ ngày có nước rử chén từ việc tái chế rác thải hữu cơ, vừa giảm tải rác thải ra môi trường, chất tẩy rửa hữu cơ, tự nhiên thì dùng rất là thích, an toàn, do đó mình tin dùng và giới thiệu cho anh chị em cơ quan và bạn bè cùng hưởng ứng góp phần nhỏ trong việc hạn chế chất thải ra môi trường.
Theo Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, mỗi ngày Phú Yên thải ra môi trường 510 tấn rác, trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 18% khối lượng chất thải rắn và có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều nhất là túi nilon, ống hút nhựa. Tại các danh thắng nổi tiếng của tỉnh hiện nay rác thải xuất hiện tràn ngập gây bức xúc cho người dân và du khách. Để giảm thiểu rác thải nhựa, tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh triển khai các mô hình thực hành không rác.
Bà Trần Thị Hoa - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh cho biết: Sự phối hợp từ các sở, ban, ngành cùng người dân và du khách là rất cần thiết, những năm gần đây chúng tôi đã làm nhiều chương trình và dần lan tỏa được ý thức bảo vệ môi trường, ý thức phân loại rác từ nguồn và phân loại rác thải công nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi.
Mới đây Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh phối hợp Sở TN&MT tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo ra mắt và kế hoạch hành động của chương trình “Phú Yên thực hành không rác”. Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ một số nội dung liên quan đến việc thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa; lộ trình giảm thiểu nhựa dùng một lần tại chợ và khu vực kinh doanh lưu trú du lịch. Xây dựng mô hình thí điểm thu gom rác thải tại chợ, hoạt động ủ phân compost; mô hình sản xuất nước tẩy rửa sinh học,…
Bà Vũ Mỹ Hạnh - Giám đốc An Nhiên Farm, TP.Hội An, Quảng Nam tham gia hội thảo chia sẻ kinh nghiệm: Những vấn đề chúng tôi thấy nổi bật là ở các chợ, điểm du lich, địa điểm ăn uống đồ dùng bằng nhựa còn rất nhiều, với kinh nghiệm đã triển khai ở Hội An chúng tôi có thể hỗ trợ Phú Yên trong việc làm giảm thiểu rác thải ra môi trường trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thái Hòa - PGĐ Sở TN&MT cho biết thêm: Phân loại rác và giảm thiểu RTN, Phú Yên đã được Green hup hỗ trọ gói Phú Yên thực hành không rác, hướng tới 2 mục tiêu, 1 là sẽ xây dụng thí điểm một vài mô hình không rác thải nhựa một lân, thứ hai là tăng cường nhân rông ô hình phân loại rác rác thải tại nguồn hướng đến hết năm 2024 mục tiêu thực hiện được luật BVMT ở tỉnh Phú Yên.
Ngoài ra, việc tăng cường các hoạt phát triển đội, nhóm chung tay bảo vệ môi trường, đồng thời động viên truyền thông, giáo dục đến các đối tượng người trẻ là thanh thiếu niên, học sinh cũng rất quan trọng trong việc duy trì những hoạt động về giảm thiểu rác thải nói riêng và rác thải nhựa nói chung. Đây là đối tượng dễ tiếp cận, dễ truyền cảm hứng, để có thể duy trì được chặng đường giải quyết vấn đề ô nhiễm các loại rác.