[Góc nhìn tuần qua] Sẵn sàng thực thi những chính sách giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|10/06/2023 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Rác thải nhựa vẫn đang là vấn đề lớn nhất được quan tâm trên toàn cầu, với sản lượng nhựa tăng gấp đôi trong vòng 20 năm. Sản lượng nhựa trên toàn cầu từ 234 triệu tấn vào năm 2000 đã tăng lên thành 460 triệu tấn vào năm 2019 và chỉ 9% lượng nhựa thải ra được tái chế.

VIDEO: Góc nhìn tuần qua: Sẵn sàng thực thi những chính sách giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường

Rác thải nhựa vẫn đang là vấn đề lớn nhất được quan tâm trên toàn cầu, với sản lượng nhựa tăng gấp đôi trong vòng 20 năm. Sản lượng nhựa trên toàn cầu từ 234 triệu tấn vào năm 2000 đã tăng lên thành 460 triệu tấn vào năm 2019 và chỉ 9% lượng nhựa thải ra được tái chế.

Phong trào chống rác thải nhựa ở Việt Nam đã được phát động từ 5 năm trước nhưng cuộc chiến với rác nhựa vẫn gặp nhiều khó khăn, từ kêu gọi, vận động và ban hành chính sách. Phân loại rác được coi là chính sách hàng đầu giảm rác nhựa. Nhưng hiện nay, rác sau phân loại chủ yếu tận dụng bán phế liệu. Còn điểm đến của phần lớn rác nhựa như túi nylon, hộp xốp, vỏ bao bì là các bãi chôn lấp. Thực tế này là tất yếu khi địa phương chưa có nhà máy xử lý, tái chế rác nhựa.

Để giảm rác nhựa, Việt Nam sẽ phải thực thi đồng bộ giải pháp để phân loại rác thành công. Song song với đó là áp dụng mô hình EPR, tức là nhà sản xuất phải có trách nhiệm từ khâu đưa sản phẩm ra môi trường, mở rộng tới khi xử lý xong rác thải từ bao bì của sản phẩm đó.

Việc phân loại rác khi thực hiện đồng bộ cùng các giải pháp kiểm soát từ nguồn sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn. Hiện Việt Nam cũng đã có những chính sách để giúp kiểm soát, giảm ô nhiễm nhựa, trong đó phải kể đến EPR - mô hình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất.

Nhà sản xuất phải có trách nhiệm từ khâu đưa sản phẩm ra môi trường và mở rộng tới khi xử lý xong rác thải từ bao bì của sản phẩm đó. Mục tiêu của EPR là tác động làm thay đổi thói quen của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu trong sử dụng nguyên liệu và thiết kế sản phẩm để giảm dần và tối ưu hóa chi phí thu gom cũng như tái chế sản phẩm, bao bì sau sử dụng.

Việt Nam đang quản lý rác thải nhựa theo mô hình Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Đây là tập hợp nhiều công cụ chính sách hỗ trợ quản lý chất thải rắn hiệu quả. Theo đó trách nhiệm của nhà sản xuất không dừng ở việc đưa sản phẩm ra thị trường mà còn mở rộng đến giai đoạn tiêu hủy nó. Mô hình này dựa trên nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả tiền. Năm sau quy định bắt đầu có hiệu lực thi hành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành Dự thảo ban hành định mức chi phí tái chế. Tuy nhiên, 14 hiệp hội doanh nghiệp cho rằng dự thảo chưa hợp lý và đang cao hơn so với định mức trung bình của các nước.

Bài liên quan
  • Quảng Ninh: Nhiều mô hình đẩy lùi rác thải nhựa ở huyện đảo Cô Tô
    Bị ảnh hưởng không nhỏ bởi lượng rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa từ sinh hoạt, đại dương và hoạt động du lịch mang lại nhưng sau gần 1 năm triển khai, đề án “Huyện Cô Tô nói không với rác thải nhựa” đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho điểm du lịch này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
[Góc nhìn tuần qua] Sẵn sàng thực thi những chính sách giảm rác thải nhựa để bảo vệ môi trường