Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,66 tỷ USD

Nguyên Lâm|07/05/2023 18:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Bức tranh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong 4 tháng đầu năm được đánh giá có những diễn biến trái ngược khi có những mặt hàng tăng trưởng ấn tượng nhưng ngược lại nhiều mặt hàng còn gặp khó khăn.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 4/2023 ước đạt 4,54 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022; giảm 1,2 triệu USD so với tháng 3/2023 (4,66 tỷ USD). Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 15,66 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài các nhóm hàng nông sản và chăn nuôi tăng (nông sản đạt 2,33 tỷ USD, tăng 24%; chăn nuôi đạt 41 triệu USD, tăng 46,7%); còn lại, các mặt hàng thủy sản, lâm sản đều giảm (thủy sản đạt 800 triệu USD, giảm 28,6%; lâm sản đạt 1,2 tỷ USD, giảm 29,8%).

nong-san.jpg
Ảnh minh họa.

Một số mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái, như: Cà phê đạt 1,7 tỷ USD, tăng 2,5%; rau quả đạt 1,39 tỷ USD, tăng 19,4%; hạt điều đạt 942 triệu USD, tăng 3,4%;...

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo đạt 1,56 tỷ USD, tăng 54,5% - mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng nông sản.

Tuy nhiên, cũng có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm, như: Cao su đạt 684,8 triệu USD, giảm 20,1%; chè đạt 50 triệu USD, giảm 5,8%; hồ tiêu đạt 325 triệu USD, giảm 10,2%; sắn và sản phẩm sắn đạt 453 triệu USD, giảm 12,1%; gỗ và sản phẩm gỗ 3,91 tỷ USD, giảm 30,4%; mây, tre, cói thảm 245 triệu USD, giảm 29,2% và cá tra đạt 558 triệu USD, giảm 39,9%; tôm đạt 843 triệu USD, giảm 39,6%

Về thị trường xuất khẩu, 4 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất. Theo đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,9%, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái; Hoa Kỳ chiếm 18,9%, giảm 40,5% và Nhật Bản chiếm 8,1%, tăng 0,8%.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân khiến tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm là do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại; ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine; lạm phát cao tại một số nước trên thế giới, trong đó có những thị trường nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc..., làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường; trong khi lượng hàng tồn nhập khẩu năm 2022 của một số thị trường tiêu thụ lớn như Hoa Kỳ, EU… còn lớn khiến nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới.

Bài liên quan
  • Đưa 3 Khu công nghiệp tại TP.HCM ra khỏi quy hoạch
    Chính phủ bổ sung KCN Phạm Văn Hai I với quy mô diện tích 379 ha và KCN Phạm Văn Hai II với quy mô diện tích 289 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh vào quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn TP.HCM, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch ba khu công nghiệp khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,66 tỷ USD
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.