Trồng rừng là giải pháp bền vững phòng chống sa mạc hóa

Trần Đức - Ngọc Ánh |06/08/2024 17:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trên thế giới, diện tích các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền của Trái Đất, chỉ tính riêng 10 khu vực hoang mạc hóa lớn nhất thế giới đã có diện tích lên đến 43.967 triệu km2. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sa mạc hóa là giai đoạn cuối của suy thoái đất. Tuy nhiên, có những vùng đất là sa mạc hóa tự nhiên do không trải qua quá trình hình thành đất đầy đủ.

Trồng rừng là giải pháp bền vững phòng chống sa mạc hóa

Tại Việt Nam diện tích sa mạc tự nhiên khoảng 400.000 ha. Tại khu vực đất canh tác sự suy thoái đất ở Việt Nam được phân chia thành bốn mức độ: nhóm diện tích đất có nguy cơ suy thoái là khoảng 6,7 triệu ha; nhóm diện tích đất có dấu hiệu suy thoái vào khoảng 2,4 triệu ha; nhóm diện tích đất đã bị suy thoái là khoảng 1,3 triệu ha; cuối cùng là đất bị suy thoái thành sa mạc nhân tạo chỉ chiếm diện tích ít ỏi, vài nghìn ha.

1-viet-nam-co-dien-tich-sa-mac-tu-nhien-khoang-400.000-ha.jpg
Việt Nam có diện tích sa mạc tự nhiên khoảng 400.000 ha

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Suối Bu, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chứng kiến những đợt thiên tai kinh hoàng tàn phố bản làng, cây cối hoa màu của quê hương, chàng trai dân tộc Mông này mới hiểu được tầm quan trọng của cây xanh trong việc phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Vì thế, hơn 8 năm nay, anh và dự án Green Dream của mình đã trồng thật nhiều cây xanh tại quê nhà và một số tỉnh khác.

2-chang-trai-dan-toc-mong-sung-a-cai-hieu-duoc-tam-quan-trong-cua-cay-xanh-trong-viec-phong-chong-thien-tai-bao-ve-moi-truong.jpg
Chàng trai dân tộc Mông Sùng A Cải hiểu được tầm quan trọng của cây xanh trong việc phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường

Với mục tiêu rõ ràng và đam mê không ngừng, mỗi cuối tuần được nghỉ làm Anh Cải đều về quê thăm những đồi cây đã trồng hoặc từng bước hiện thực ước mơ của mình thông qua việc đi khảo sát địa điểm, nghiên cứu sự thích nghi của cây đối với đất đai, khí hậu, cũng như lên kế hoạch trồng cây, thời gian trồng phù hợp.

3-hon-8-nam-qua-anh-cai-va-du-an-green-dream-cua-minh-da-trong-that-nhieu-cay-xanh-tai-que-nha-va-mot-so-tinh-khac..jpg
Hơn 8 năm qua, anh Cải và dự án Green Dream của mình đã trồng thật nhiều cây xanh tại quê nhà và một số tỉnh khác.

Là nhà sáng lập Dự án Ước mơ triệu cây xanh, anh Sùng A Cải hứng khởi chia sẻ: “ Khi thực hiện dự án gần 8 năm nay nhìn thấy rõ nhất là quả đồi phủ xanh, chưa phủ xanh hết thì tương lai sẽ xanh hết. Việc xuất hiện mạch nước ngầm trở lại thì thấy rất là tuyệt vời. Tỷ lệ cây sống trên 95%, đấy là thành quả và sẽ cố gắng. Khắc phục thì sẽ tiền trạm và tìm hiểu về vi khí hậu và cây bản địa

Không chỉ dự án Green Dream, chặng đường phục hồi màu xanh cho những cánh rừng cũng đang được nhiều địa phương, tổ chức quan tâm. Hơn 25ha rừng tự nhiên trên hành lang núi đá nối giữa Hòa Bình và Sơn La – ngôi nhà chung của loài Vượn đen má trắng nguy cấp quý hiếm cùng nhiều loài động thực vật hoang dã khác cũng được kỳ vọng phục hồi thông qua chương trình Rừng Xanh lên 2024 ở xã Vân Hồ, huyện Sơn La.

4-hon-25ha-rung-tu-nhien-tren-hanh-lang-nui-da-noi-giua-hoa-binh-va-son-la-cung-duoc-ky-vong-phuc-hoi-thong-qua-chuong-trinh-rung-xanh-len-2024.jpg
Hơn 25 ha rừng tự nhiên trên hành lang núi đá nối giữa Hòa Bình và Sơn La cũng được kỳ vọng phục hồi thông qua chương trình Rừng Xanh lên 2024

Việc phục hồi những mảnh rừng nơi đây không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh thái, đa dạng sinh học mà còn góp phần hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế thông qua các hình thức phát triển du lịch và sinh kế bền vững.

inh-hoc-ma-con-gop-phan-ho-tro-dia-phuong-phat-trien-kinh-te-thong-qua-cac-hinh-thuc-phat-trien-du-lich-va-sinh-ke-ben-vung..jpg
Việc phục hồi những mảnh rừng nơi đây không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh thái, đa dạng sinh học mà còn góp phần hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế thông qua các hình thức phát triển du lịch và sinh kế bền vững.

Trao đổi với phóng viên Moitruong.net.vn, ông Sùng A vàng – Phó trưởng BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò cho biết: “Đơn vị vinh dụ và tự hào phối hợp với đơn vị tài trợ cây trồng phủ xanh trên địa bàn chúng tôi mong muốn tiếp tục lan tỏa để độ che phủ rừng ở địa phương ngày càng phát triển.”

Đáng nói, có rừng thì hạn hán giảm, lũ lụt cũng giảm. Đất không bị mất chất, bạc màu.

6-co-rung-thi-han-han-giam-lu-lut-giam-dat-khong-bi-mat-chat-bac-mau.jpg
Có rừng thì hạn hán giảm, lũ lụt giảm, đất không bị mất chất, bạc màu

Ông Đặng Phi Hùng – Chủ tịch UBND xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết: “Rừng xuống cấp khí hậu biến đổi nhiều, nắng nóng thất thường, hạn hán địa bàn xã cao ,khuyến cao trồng càng nhiều rừng càng tốt, rừng cũng đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Không bảo vệ rừng tốt thì nguồn tài nguyên nước cạn kiệt khi đó gặp khó khăn trong đời sống…”

Ông Trần Ngọc Hiệp – Kiểm lâm viên xã Vân Hồ, hạt kiểm lâm Vân Hồ cho biết: “3 năm trở lại đây có 1 số dự án phối hợp với trung tâm trồng diện tích rừng lớn ở khu vực bản … có những diện tích đất trong đồi núi trọc bà con không canh tác được nhưng trồng lâm nghiệp, cây phát triển tốt tương lai tăng thu nhập cho bà con, giảm thiểu rừng tự nhiên.”

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều điển hình cho thấy phong trào trồng cây gây rừng không chỉ được triển khai đồng loạt từ các cấp các ngành, các địa phương mà còn nhận được sự chung tay của cả cộng đồng. Với sự nỗ lực đó, tỉ lệ che phủ rừng hiện nay ở nước ta đã lên đến 42%. Đồng thời, trên bước đường phòng chống sa mạc hóa, Việt Nam cũng từng bước đạt được mục tiêu “kép” là chống suy thoái đất và đem lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất khi việc bán tín chỉ Cacbon rừng - số tiền thu được từ các nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống suy thoái đất đã bắt đầu có hiệu quả. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để những cánh rừng được mở rộng và mãi xanh.

7-voi-su-no-luc-chung-tay-cua-ca-cong-dong-ti-le-che-phu-rung-hien-nay-o-nuoc-ta-da-len-den-42-.jpg
Với sự nỗ lực chung tay của cả cộng đồng, tỉ lệ che phủ rừng hiện nay ở nước ta đã lên đến 42%
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Trồng rừng là giải pháp bền vững phòng chống sa mạc hóa