Thừa Thiên Huế: Xây nhà ở chống chịu bão lụt, trồng rừng ngập mặn cho người dân

Thanh Thanh|11/07/2024 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đây là những hoạt động nằm trong dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”.

Theo đó, mới đây, ngày 10/7, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” (gọi tắt Dự án GCF).

Đây là dự án do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), bao gồm 3 hợp phần: Hỗ trợ nhà ở chống chịu bão lụt, trồng rừng ngập mặn và quản lý thông tin, dữ liệu rủi ro thiên tai.

nha-o-chong-lu.jpg
Dự án GCF với mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho hạ tầng nhà ở sân sinh trước những tác động của BĐKH

Ban quản lý dự án (QLDA) GCF thông tin, đối với hợp phần hỗ trợ nhà ở chống chịu bão lụt, Ban QLDA đã phối hợp với các địa phương xây dựng nhà ở chống chịu bão lụt cho các hộ thụ hưởng với 371 căn. 

Trong đó, giai đoạn 2018 - 2021, đã triển khai hoàn thiện, bàn giao đưa vào sử dụng 581 căn và giai đoạn 2022 - 2024, thực hiện bổ sung và hoàn thiện thêm 150 căn, đạt tỷ lệ sử dụng 100%. 

Với hợp phần trồng rừng ngập mặn, đã thực hiện trồng 22ha tại xã Hương Phong (TP. Huế), góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, làm chức năng phòng hộ, chắn sóng và bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển. Đồng thời, góp phần hạn chế thiên tai, tiết kiệm chi phí khắc phục hậu quả bão lũ hàng năm. 

Riêng với hợp phần quản lý thông tin, dữ liệu rủi ro thiên tai, đến nay đã thực hiện 4 lớp đào tạo tập huấn viên cấp tỉnh và thực hiện tập huấn, đánh giá về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cấp xã cho 80 xã tham gia.

Trong giai đoạn 2022 - 2024, nguồn vốn ODA với tổng kinh phí được duyệt là hơn 17,7 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hơn 9,1 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 51% so với kế hoạch được duyệt. Nguồn vốn đối ứng tổng kinh phí được phê duyệt giai đoạn này là gần 10,4 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân hơn 5,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 52% so với kế hoạch được duyệt. 

Ban QLDA cho biết, sẽ tiếp tục triển khai theo dõi để thực hiện các gói còn lại nhằm đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt trên 90% theo thời gian hoạt động dự án năm 2024. Tổng nguồn vốn xã hội hóa huy động được để thực hiện 731 căn nhà ở chống chịu lụt bão khoảng 15 tỷ đồng; trong đó người dân đóng góp 14,6 tỷ đồng; doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đóng góp 380 triệu đồng.

Dự án GCF với mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường khả năng chống chịu cho hạ tầng nhà ở sân sinh trước những tác động của BĐKH (đảm bảo tính mạng và tài sản cho khoảng 3.000 người trong mùa mưa bão). Cùng với đó, tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thừa Thiên Huế: Xây nhà ở chống chịu bão lụt, trồng rừng ngập mặn cho người dân