Ảnh minh họa
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 11-20/3, ở thượng nguồn sông Mê Công phổ biến có mưa vài nơi; khu vực Nam Bộ phổ biến có mưa cục bộ, riêng thời kỳ ngày 21-22/3 và từ 26-28/3 chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa lượng khá. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 23-26 độ C; nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 32-34 độ C riêng miền Đông có nơi cao hơn 35-36 độ C.
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm và ở mức cao hơn TBNN từ 0,2-1,5m.
Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,40m, tại Châu Đốc 1,55m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,20-0,35m.
Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu: Từ ngày 21/3 đến ngày 31/3 mực nước thủy triều cao nhất dao động ở mức 3,62-3,89m, với đỉnh triều trong ngày 21/3/2022 có thể đạt 3,89m (thời gian xuất hiện khoảng từ 03h-04h); từ 21/3-27/3 có xu hướng giảm dần, từ 28/3-31/3 có xu hướng tăng trở lại.
Mực nước thủy triều phía Biển Tây (trạm Phú Quốc): Từ ngày 21/3-31/3 mực nước triều có xu hướng giảm dần, đỉnh triều ngày 21/03 có thể đạt 1,26m (thời gian xuất hiện khoảng từ 19h-20h).
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 21-31/3/2022: Trong 2-3 ngày đầu tuần, xâm nhập mặn ở ĐBSCL dao động ở mức cao sau đó giảm dần đến cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2021, riêng một số trạm ở Bến Tre, Trà Vinh ở mức cao hơn.
Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020. Từ nay đến hết tháng 5/2022, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn xâm nhập mặn còn các đợt tăng cao vào tháng 4 (từ 29/3-3/4, từ 15-18/4), sau đó giảm.
Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo KTTV và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Hải Đường