Vì sao phải cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe?

Mai Hạ|02/01/2024 11:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo số liệu thống kê, năm 2023, cả nước giảm hơn 1.900 người chết vì tai nạn giao thông . Trong số các vụ tai nạn giao thông, 43% lỗi do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia. Đây là một trong những căn cứ để cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.

Thời gian qua, có nhiều ý kiến thắc mắc về quy định nồng độ cồn bằng 0. Đây cũng là một trong những nội dung mà Ban soạn thảo dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ tiếp tục trình Quốc hội thông qua.

Theo Thiếu tướng Phạm Công Nguyên (Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an), có 2 căn cứ để cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.

Thứ nhất, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện nay, trong đó Luật Phòng chống tác hại của rượu bia đã có quy định cấm người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia trước và trong khi lái xe.

Thứ hai, từ thực tiễn hiện nay cho thấy rất nhiều vụ tai nạn giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân chính do lái xe uống rượu bia trước khi điều khiển phương tiện.

con-1-00405467.jpg
Đội Cảnh sát Giao thông (CSGT) số 2, Phòng CSGT TP Hà Nội tổ chức thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn trên tuyến đường Lạc Long Quân (phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội)

Theo báo cáo của của Cục Cảnh sát giao thông, năm 2023 lực lượng công an cả nước đã phát hiện xử lý hơn 3,4 triệu tài xế vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 6.500 tỷ đồng và tước hơn 664.000 giấy phép lái xe các loại.

Trong đó, cơ quan chức năng xử lý vi phạm về nồng cồn hơn 770.000 trường hợp (tăng hơn 460.000 trường hợp so với năm 2022).

“Quá trình xây dựng dự án luật, Ban soạn thảo đã đánh giá rất kỹ lưỡng tác động của rượu bia đối với người lái xe. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá, có hai căn cứ để đặt ra quy định nồng độ cồn bằng 0.

Thời gian qua, Bộ Công an triển khai chuyên đề phòng chống tác hại của rượu bia đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông và xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Theo số liệu thống kê, trong năm 2023 vừa qua có 43% số vụ tai nạn giao thông có lỗi do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia.

Với sự quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đó, năm vừa qua đã giảm được hơn 1.900 người chết vì tai nạn giao thông. Trong đó, tai nạn nguyên nhân do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia đã giảm rõ rệt cả ba tiêu chí. Đây là mức giảm rất ấn tượng, đồng thời đây cũng là cơ sở cho quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.

Ban soạn thảo đánh giá quy định này sẽ đảm bảo được quyền bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, mà chỉ thay đổi thói quen, làm cho xã hội văn minh và lành mạnh hơn.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong những hành vi bị cấm, nhằm bảo đảm sức khỏe người tham gia giao thông, tránh lạm dụng rượu, bia, bảo vệ giống nòi, hạn chế tai nạn giao thông.

Nội dung này thống nhất với quy định tại Khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với nội dung điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi bị cấm.

Bên cạnh đó, Bộ Công an đánh giá người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi tham gia giao thông.

Chiến dịch xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn sẽ là kế hoạch trọng điểm trong công tác năm 2024. Đặc biệt, việc xử lý người vi phạm trên tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không có ngày nghỉ", Thiếu tướng Phạm Công Nguyên cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì sao phải cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe?