Việt Nam có thể phát triển điện hạt nhân sau năm 2035

Minh Châu|20/09/2020 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Điểm nhấn trong quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nên tính toán đến tái khởi động điện hạt nhân.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến gồm 14 chương. Đến nay, quy hoạch này đã hoàn thành 5 chương đầu tiên gồm: Hiện trạng năng lượng quốc gia; tình hình thực hiện quy hoạch các phân ngành năng lượng; tình hình và dự báo phát triển kinh tế-xã hội; hiện trạng sử dụng năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng; tiềm năng, khả năng khai thác, cung cấp và định hướng phát triển sản xuất các phân ngành năng lượng.

Ảnh minh họa

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xây dựng phương án quy hoạch kết cấu hạ tầng cho 4 phân ngành chính gồm: Phân ngành than, phân ngành dầu khí, phân ngành điện lực và phân ngành năng lượng tái tạo. Trong nội dung 5 chương đầu đã hoàn thành của quy hoạch này hoàn toàn không tính toán đến sự có mặt của điện hạt nhân.

Điện hạt nhân so với các loại điện khác vẫn là an toàn cao. Việt Nam gần Trung Quốc, Trung Quốc đã xây dựng hàng chục nhà máy điện hạt nhân, trong đó có 3 nhà máy ngay sát biên giới Việt Nam. Vấn đề lo ngại an toàn thì đó là trách nhiệm của Bộ Công Thương, các viện nghiên cứu phải có nghiên cứu, cơ sở lập luận.

Sau năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu năng lượng nghiêm trọng. Trong khi đó, than đã phải NK. Thủy điện cũng đã khai thác hết. Khí hiện nay cũng sắp sửa phải NK khí hóa lỏng. Nếu cứ tiếp tục không phát triển điện hạt nhân, Việt Nam sẽ phải NK rất nhiều khí hóa lỏng và than. Điều đó đồng nghĩa với việc an ninh năng lượng bị hạn chế rất nhiều. Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nghĩa là giảm phát thải khí nhà kính thì nên giữ lại những địa điểm phát triển điện hạt nhân ở tỉnh Ninh Thuận, sau năm 2030 sẽ tiếp tục phát triển.

Việt Nam dự kiến bắt đầu thiếu điện vào năm 2022-2023. Xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mất khoảng 6-7 năm. Nếu ở thời điểm hiện tại ngay lập tức khởi động lại các dự án đang tạm dừng cũng không kịp để đến năm 2022-2023 bù đắp vào lượng điện thiếu hụt.

Minh Châu

Bài liên quan
  • Tuyến đê sông Lô qua tỉnh Tuyên Quang  nguy cơ bị vỡ
    Moitruong.net.vn – Hiện nay, trên tuyến sông Lô chạy qua TP. Tuyên Quang và huyện Sơn Dương xuất hiện nhiều khu vực sạt lở ở mức nguy hiểm, ảnh hưởng đến an toàn hành lang bảo vệ đê, làm mất diện tích đất soi bãi của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam có thể phát triển điện hạt nhân sau năm 2035