Việt Nam: Đặt 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Minh Châu|28/09/2020 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững. Với mục tiêu chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi, xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững…

17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam gồm:

  1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi

2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.

3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

4. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

5. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.

Phát triển bền vững là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta và là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Ảnh minh họa

6. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.

7. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.

8. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.

9. bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.

10. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.

11. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.

12. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

13. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.

14. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.

15. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.

16. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

17. Để hoàn thành các mục tiêu trên, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ và giải pháp chung, yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tiếp tục nghiêm túc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được ban hành tại Quyết định 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 và Kế hoạch hành động của bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình nghị sự 2030, tập trung vào những nội dung, như hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; Tăng cường thông tin, truyền thông; Phát huy vai trò và sự tham gia của các bên liên quan; Bố trí, huy động và tăng cường nguồn lực tài chính; Tăng cường hợp tác quốc tế.

Những năm qua, trong khi chiến lược phát triển và các thành tựu về nhân quyền của Việt Nam luôn được Liên hợp quốc, các chính phủ, tổ chức quốc tế, báo chí và dư luận tiến bộ trên thế giới đánh giá cao. Tự hào về thành tựu nhân quyền đã đạt được, chúng ta càng vững bước trên con đường đã được Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn. Mọi người Việt Nam có trách nhiệm phải tiếp tục đóng góp để phát triển đất nước, bảo vệ độc lập và chủ quyền, coi hạnh phúc của toàn xã hội và hạnh phúc của mỗi người là mục đích cao nhất để phấn đấu vì sự phát triển của Việt Nam hôm nay và tương lai.

Minh Châu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam: Đặt 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030