Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 300 công trình xanh

Từ Mẫn|19/09/2023 08:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sau hơn 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình. Đây được xem là con số khiêm tốn so với các công trình được xây dựng.

Theo thống kê đến hết quý II-2023, Việt Nam hiện có khoảng gần 300 công trình xanh được đánh giá, chứng nhận bởi các hệ thống, tiêu chuẩn với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 7 triệu m2. Việt Nam hiện đứng thứ 28 trên thế giới về số lượng công trình xanh được chứng nhận LEED (Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ).

cong-trinh-xanh.jpg
Cả nước mới chỉ có 300 công trình xanh

Công trình xanh, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu là những chủ đề quan trọng trong ngành xây dựng và phát triển đô thị hiện nay và giữa các chủ đề có sự tương tác trực tiếp lẫn nhau. Ưu tiên và thúc đẩy phát triển công trình xanh sẽ bảo đảm quá trình đô thị hóa không chỉ có lợi cho người dân hiện tại mà còn cho thế hệ tương lai và môi trường tự nhiên.

Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về sự cạn kiệt của nguồn năng lượng hóa thạch, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, sự gia tăng chất thải và ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, phương tiện giao thông, tiêu dùng…

Việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh, công trình tự cân bằng năng lượng, công trình phát thải ròng bằng không đã và đang là một trong những ưu tiên của của nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26), Việt Nam đã đặt ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo Bộ Xây dựng, các thành phố trên thế giới hiện chiếm 3% diện tích bề mặt trái đất nhưng lại chiếm hơn 70% tổng lượng khí nhà kính thải vào khí quyển. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lĩnh vực xây dựng chịu trách nhiệm cho 39% lượng khí carbon phát thải ra môi trường.

Là một nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã gây áp lực đáng kể lên cả cơ sở hạ tầng và môi trường, đặc biệt là áp lực về nhu cầu nhà ở, tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải và ô nhiễm ngày càng tăng. Để đối phó với những thách thức phát triển xanh, bền vững, phát thải các-bon thấp tiến tới phát thải ròng bằng 0, Chính phủ đã khởi xướng nhiều chính sách và hành động nhằm thúc đẩy công trình xanh.

Để đối phó với những thách thức phát triển xanh, bền vững, phát thải các bon thấp tiến tới phát thải ròng bằng 0, Chính phủ đã khởi xướng có nhiều hành động và chính sách nhằm thúc đẩy công trình xanh. Tuy nhiên, việc áp dụng công trình xanh ở Việt Nam vẫn còn có nhiều rào cản và thách thức.

Bài liên quan
  • Đánh giá “công trình xanh” có cần một hành lang pháp lý
    Trước các yếu tố về môi trường như biến đổi khí hậu, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí... thì các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm sức khỏe. Vấn đề đặt ra là, để xây dựng “công trình xanh” bền vững cần có hành lang pháp lý với những quy chuẩn chung.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 300 công trình xanh