Việt Nam với nỗi lo thiếu hụt nguồn điện

Hàn Mặc (T/h)|24/10/2018 10:10
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngành năng lượng Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt với thách thức chủ yếu là nguy cơ thiếu hụt nguồn điện cho phát triển kinh tế đất nước.

>>>Tàu điện ngầm Grand Paris – Đường sắt cao tốc – Đô thị thông minh: Những ví dụ cụ thể cho tương lai Việt Nam

>>>Hổ hiếm ở Malaysia bị đe dọa bởi nhu cầu sầu riêng của người Trung Quốc

Ảnh minh họa

Trên Pháp luật TP. HCM thông tin, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, dự báo từ nay đến năm 2030, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng cao (6,5%-7%/năm), dẫn đến nhu cầu năng lượng cũng sẽ tăng rất nhanh.

Những thách thức chủ yếu mà ngành năng lượng Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt là nguy cơ thiếu hụt nguồn điện để phát triển kinh tế, bị hạn chế về nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước. Điều này dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt nhiên liệu cho phát điện.

Tốc độ tăng cao về nhu cầu năng lượng gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chưa thuận lợi. Đồng thời khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán và các dự án điện mặt trời tại các khu vực khả thi về đấu nối.

Bên cạnh giải pháp cung cấp nguồn điện, ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết cần tăng cường các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và quản lý nhu cầu sử dụng điện (DSM), ưu tiên cho miền Nam. Trong đó, cần có cơ chế của Nhà nước để đẩy mạnh chương trình điều tiết phụ tải.

PGS-TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng: “Chúng ta muốn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trước hết cần phải thay đổi tư duy tiếp cận, thay vì chỉ đi lo sản xuất cho đủ nguồn cung, ngành điện cần xử lý ở khía cạnh tiêu dùng, tức là giải quyết vấn đề về giá điện”.

Hàn Mặc (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam với nỗi lo thiếu hụt nguồn điện