Tài nguyên nước

Vĩnh Phúc: Số điểm quan trắc cho chất lượng nước tốt chỉ chiếm 40%

Thanh Thanh 17:07 16/09/2024

Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc vừa công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt (đợt 5) các sông suối, thủy vực trên địa bàn.

Lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, các kết quả đánh giá được thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng nước Việt Nam (VN-WQI) và QCVN 08:2023/BTNMT.

Theo đó, nhiệm vụ quan trắc hiện trạng môi trường (đợt 5) năm 2024 được Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tại 50 điểm quan trắc nước mặt trên lưu vực các sông, suối, thủy vực trên địa bàn.

Kết quả cho thấy, chất lượng môi trường nước mặt đợt 5 năm 2024 có sự chuyển biến tích cực hơn so với đợt 4. Tuy nhiên, số điểm quan trắc cho chất lượng nước tốt, có thể sử dụng trong mục đích cấp nước sinh hoạt chỉ chiếm 40%.

vinh-phuc.jpg
Số điểm quan trắc cho chất lượng nước tốt, có thể sử dụng trong mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ chiếm 40%

Cụ thể, có 20/50 điểm chất lượng nước tốt, sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm 40%), tăng 18% so với đợt 4 năm 2024. Và 30/50 điểm có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 60%), giảm 18% so với đợt 4 năm 2024.

Trong đó, chất lượng nước mặt sông Cà Lồ ở đợt 5 tốt hơn đợt 4 với 5/10 điểm quan trắc có chất lượng nước tốt, sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp (chiếm 50%), đợt 4 có 2/10 điểm quan trắc có chất lượng nước tương đương (chiếm 20%); 5/10 điểm quan trắc có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 50%), đợt 4 có 80% điểm quan trắc có chất lượng tương đương.

Chất lượng nước mặt sông Phan ở đợt 5 có chất lượng nước tốt hơn đợt 4 năm 2024 với 1/6 điểm có chất lượng nước tốt, sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần biện pháp xử lý phù hợp (chiếm 17%) và 5/6 điểm có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 83%), đợt 4 có 100% chất lượng nước trung bình.

Bên cạnh đó, kết quả quan trắc do Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện cũng cho thấy, chất lượng nước mặt sông Lô là tốt nhất trong số các sông, suối được cơ quan chức năng lựa chọn lấy mẫu quan trắc. Cụ thể, chất lượng nước mặt sông Lô đợt 5 tốt hơn so với đợt 4 năm 2024 với 4/4 điểm quan trắc có chất lượng nước tốt, sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm 100%). Đợt 4 có 3/4 điểm quan trắc có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 75%).

Chất lượng nước mặt sông Bến Tre ở đợt 5 tương đương với đợt 4 năm 2024 với 7/7 điểm có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 100%).

Chất lượng nước mặt sông Phó Đáy ở đợt 5 tương đương đợt 4 năm 2024 với 7/7 điểm có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 100%).

Chất lượng nước mặt sông Mây ở đợt 5 tương đương đợt 4 năm 2024 với 3/3 điểm quan trắc có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 100%).

Chất lượng nước mặt suối Tam Đảo ở đợt 5 không thay đổi so với đợt 4 năm 2024. Tại điểm quan trắc trên suối Tam Đảo có chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

Chất lượng môi trường nước mặt các thủy vực tĩnh ở đợt 5 tốt hơn với đợt 4 năm 2024 với 10/12 điểm chất lượng nước tốt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp (chiếm 83%) và 2/12 điểm chất lượng nước trung bình, sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác (chiếm 17%).

Trước kết quả đó, Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nguồn thải để nâng cao chất lượng môi trường trên địa bàn quản lý; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn có biện pháp xử lý phù hợp khi sử dụng nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Bài liên quan
  • Điện Biên nâng cao chất lượng nước sinh hoạt mùa mưa lũ
    Mùa mưa lũ, nguồn nước thô đầu vào thường có độ đục cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ lọc cũng như chất lượng nước sinh hoạt. Trước thực tế đó, Công ty Cổ phần Cấp nước Điện Biên đã triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, công suất đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của khách hàng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Vĩnh Phúc: Số điểm quan trắc cho chất lượng nước tốt chỉ chiếm 40%