Nước đóng góp lớn cho các ngành kinh tế
Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT), Việt Nam có 3.450 sông, suối với chiều dài từ 10km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước. Theo đó, nước có vai trò chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các sản phẩm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su...
Đến nay, hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước ở các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4 triệu m3/ngày, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước của các đô thị. Hiện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị, cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m3/ngày. Đối với khu vực nông thôn, đến nay có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 30%. Nguồn cấp nước cho sinh hoạt, vệ sinh của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.
Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận đóng góp quan trọng của nước trong sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng nuôi trông thủy sản trong những năm gần đây, với mức tăng trưởng bình quân trên 12%/năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, đồng thời, tạo được nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động. Tương tự, nước cũng đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ thời gian qua.
Nước cũng góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng. Tiềm năng thủy điện của Việt Nam là khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây Nguyên. Dự báo tổng công suất thủy điện đến năm 2025 là 33.310MW, trong đó, trên 80% trong số này là từ các nhà máy thủy điện xây dựng trên các sông của Việt Nam.
Thiếu nước đe dọa trực tiếp tới việc làm và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Ngày 22/3/2022, Liên hợp quốc (LHQ) công bố báo cáo mới chỉ ra mức độ ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước đối với việc làm và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó đặc biệt nêu rõ 3/4 số lượng việc làm trên toàn thế giới phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn nước. Hay nói cách khác, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vài thập kỷ tới sẽ bị hạn chế bởi tình trạng thiếu nước hoặc khan hiếm nước.
Báo cáo "Phát triển nguồn nước thế giới năm 2016" của LHQ nêu rõ khoảng 1,5 triệu người (tương đương 50% lao động thế giới) làm việc trong các lĩnh vực phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn nước trong đó phải kể đến nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp. Richard Connor, người chịu trách nhiệm biên tập báo cáo, khẳng định tình trạng việc làm trên thế giới sẽ chịu tác động trực tiếp nếu nguồn cung cấp nước bị gián đoạn vì những lý do tự nhiên như hạn hán hay vì những vấn đề về sơ sở hạ tầng.
Báo cáo chỉ rõ việc chỉ đầu tư vào các dự án nước sạch và hệ thống tưới tiêu cơ bản quy mô nhỏ ở châu Phi có thể mang lại những lợi ích có giá trị tương đương với gần 5% tổng sản lượng kinh tế toàn châu lục. Hay như ở Mỹ, trung bình 1 triệu USD đầu tư cho nguồn cung cấp nước và hệ thống xử lý nước sẽ tạo thêm từ 10 đến 20 việc làm. Điều này cho thấy đầu tư cho việc cấp nước và xử lý nước không chỉ giúp cung cấp nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu mà còn tạo ra nhiều tác động khác như tạo thêm việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, việc phải chi trả rất nhiều tiền để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt ở các quốc gia đang phát triển cho thấy những ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm và những lựa chọn kinh tế của người dân. Ví dụ, tại Papua New Guinea, hiện người dân đang phải chi hơn một nửa số tiền kiếm được hàng ngày mới đủ để mua được 50 lít nước, lượng nước mà WHO khuyến cáo là đủ cho nhu cầu hàng ngày nhằm duy trì sức khỏe và vệ sinh.
Trong khi tại các quốc gia phát triển như Anh, người dân chỉ cần chi 0,1% số tiền kiếm ra hàng ngày là đủ để mua lượng nước này. Như vậy, tại các quốc gia đang phát triển, các hoạt động trao đổi mua bán khác có thể sinh lời và thúc đẩy kinh tế phát triển sẽ bị co hẹp lại vì người dân phải dành quá nhiều tiền cho việc mua nước sinh hoạt trong khi ở các quốc gia phát triển thì ngược lại.
Cũng theo LHQ, tới năm 2050, khi dân số thế giới tăng lên hơn 9 tỷ người, nhu cầu nước cũng sẽ tăng thêm. Bên cạnh đó, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng cũng gia tăng áp lực lên nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp, một trong những ngành tiêu thụ nhiều nước nhất cho tới nay. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng lên và kéo theo các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ khiến cho ít nhất ¼ dân số thế giới sẽ phải sống trong tình trạng thường xuyên thiếu nước sạch hoặc thiếu nước luân phiên.
Chính vì vậy, việc dự trữ nước mưa và tái chế nước thải trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. LHQ cũng cảnh báo, hiện nay, các dự án đầu tư cho nước sạch mới chỉ dừng lại ở mức độ hẹp, đầu tư cho các hệ thống bơm và ống dẫn chứ chưa có tầm nhìn rộng, chưa tính đến vai trò thiết yếu của nước trong việc xây dựng một nền kinh tế bền vững như một trong những mục tiêu phát triển toàn cầu. Ngoài ra, các quốc gia cần chú trọng đầu tư hơn nữa cho hệ thống năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió để giảm phụ thuộc vào nguồn nước cũng như giảm nhu cầu nước trong tương lai.
Hiện hữu nguy cơ thiếu nước cho phát triển KT-XH
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước.
Nhu cầu về nước ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Nhu cầu dùng nước ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… sẽ lên đến khoảng 130-150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170 tỷ m3). Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn.
Cùng với đó, cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt, cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du một số lưu vực sông lớn đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô. Chất lượng môi trường nước đang kém dần đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng nghèo sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên... Ở nước ta, thách thức nguồn nước gắn liền với giảm nghèo. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch là 57%, trong khi đó, tỷ lệ này ở thành thị là 89%. Tỷ lệ người dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 59%; và tỷ lệ này ở thành phố là 92%. Thống kê cũng cho thấy, nhiều hộ nghèo chưa được sử dụng nước sạch hoặc không có nhà vệ sinh. Điều này đã gây ra những áp lực lên nguồn nước, áp lực này càng trở lên khốc liệt hơn khi dân số tăng cùng với mặt trái của quá trình tăng trưởng kinh tế, biến đối khí hậu,….
Đặc biệt, biến đổi khí hậu sẽ gây nên những hiện tượng “bất thường về nước” và nếu như không có biện pháp quản lý tốt sẽ gây thiệt hại cho tăng trưởng GDP hơn tác động của suy giảm kinh tế: có quá ít nước sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán và ngược lại nếu có quá nhiều nước thì lại dẫn đến lũ lụt,…
Bất ổn về nước tăng cao và nước biển dâng sẽ tác động lên nhóm nghèo và dễ tổn thương nhiều hơn các nhóm khác. Và nếu nhiệt độ trung bình thế giới nóng thêm 4 độ thì phương pháp quản lý nguồn nước sẽ phải thay đổi mạnh mới có thể hỗ trợ giảm nghèo và tăng trưởng. Chính vì vậy, các quyết định trong ngành hoặc liên ngành khi đưa ra cần phải cân nhắc đến vấn đề nước và phải dựa trên tiến trình chính trị tốt và đầy đủ thông tin để đưa ra các lựa chọn tốt và dài hạn.
Điều đó đòi hỏi Việt Nam và thế giới thay đổi cách tiếp cận về nước… Thay vì “coi nước là vấn đề địa phương” như trước đây thì nên “coi nước là vấn đề toàn cầu”; hay trước đây chúng ta thường đề ra các kế hoạch ngành nước theo phương thức “Lên kế hoạch cho trường hợp chuẩn hóa với xác xuất đã biết” thì hiện nay chúng ta cần phải “Lên kế hoạch cho tương lai với thời tiết ngày càng biến động”; và cần phải có nhiều giải pháp thông minh hơn, quyết liệt hơn về hạ tầng, thể chế và thông tin trong ngành nước cũng như quan tâm coi các vấn đề về nước là thách thức liên ngành, liên chức năng.
Theo bà Victoria Kwakwa – đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Nước tạo điều kiện phát triển về nông nghiệp, môi trường, công nghiệp, phát triển đô thị bền vững, năng lượng, y tế công cộng. Đồng thời, nước cũng là yếu tố để tạo cơ sở phát triển và giải quyết các thách thức bình đẳng khác trong thế kỷ 21 như an ninh lương thực, an ninh năng lượng và Phát triển đô thị bền vững.
Thách thức nguồn nước gắn liền với giảm nghèo
Tại Việt Nam và các nước khác, thách thức nguồn nước gắn liền với giảm nghèo. Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch là 57%, trong khi đó tỷ lệ này ở thành thị là 89%. Tỷ lệ người dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 59%; và tỷ lệ này ở thành phố là 92%. Thống kê cũng cho thấy, nhiều hộ nghèo chưa được sử dụng nước sạch hoặc không có nhà vệ sinh. Điều này đã gây ra những áp lực lên nguồn nước, áp lực này càng trở lên khốc liệt hơn khi dân số tăng cùng với mặt trái của quá trình tăng trưởng kinh tế, biến đối khí hậu,….
Đặc biệt, biến đổi khí hậu sẽ gây nên những hiện tượng “bất thường về nước” và nếu như không có biện pháp quản lý tốt sẽ gây thiệt hại cho tăng trưởng GDP hơn tác động của suy giảm kinh tế: có quá ít nước sẽ dẫn đến tình trạng hạn hán và ngược lại nếu có quá nhiều nước thì lại dẫn đến lũ lụt,…
Bất ổn về nước tăng cao và nước biển dâng sẽ tác động lên nhóm nghèo và dễ tổn thương nhiều hơn các nhóm khác. Và nếu nhiệt độ trung bình thế giới nóng thêm 4 độ thì phương pháp quản lý nguồn nước sẽ phải thay đổi mạnh mới có thể hỗ trợ giảm nghèo và tăng trưởng. Chính vì vậy, các quyết định trong ngành hoặc liên ngành khi đưa ra cần phải cân nhắc đến vấn đề nước và phải dựa trên tiến trình chính trị tốt và đầy đủ thông tin để đưa ra các lựa chọn tốt và dài hạn.
Nghịch lý nguồn nước ở Việt Nam là quá nhiều về số lượng nhưng lại quá ít về chất lượng và quá bẩn. Nắng nóng, mưa nhiều và tập trung vào những tháng mùa mưa dẫn đến lũ lụt, gây nhiều tổn hại trước hết và nhiều nhất đối với người nghèo. Hạn hán, thiếu nước trở nên thường xuyên, đặc biệt ngày càng trầm trọng vào những tháng mùa khô. Mặt khác, tình trạng quá nhiều nước thải chưa được thu gom, xử lý đã làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Ô nhiễm nước đang nổi lên và trở thành những mối đe dọa. Trong đó, nước thải công nghiệp và đô thị là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất.Tác động ô nhiễm nước đến sức khỏe con người được dự báo đến năm 2035 sẽ làm suy giảm đến 3,5% GDP hằng năm.
Cho đến nay, chỉ có 12,5% lượng nước thải đô thị được xử lý trước khi xả vào các nguồn nước. Trong 326 khu công nghiệp cả nước, có 220 khu xây dựng hệ thống nước thải tập trung, xử lý được khoảng 71% lượng nước thải phát sinh. Đáng lưu ý, ở 587 cụm công nghiệp, chỉ có 9,4% có hệ thống xử lý nước thải. Phần lớn nước thải của các gia đình trong hơn 5.000 làng nghề chưa được xử lý, nước thải công nghiệp và sinh hoạt đều được xả thẳng vào hệ thống thoát nước mặt.
Cùng với ô nhiễm nước công nghiệp, vấn đề đáng quan ngại là ngành nông nghiệp đang đóng góp một lượng lớn chất thải từ phân bón, mầm bệnh và hóa chất dùng trong sản xuất. Trên 67,6 triệu tấn chất thải chăn nuôi được thải vào môi trường không qua xử lý là nguồn gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Ngoài ra, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suấtvới việc lạm dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu độc hại càng khiến tình trạng ô nhiễm nông nghiệp ngày một thêm nặng nề.