Ảnh hưởng môi trường từ việc sử dụng phân bón tràn lan

Thắng Nam (th)|28/07/2017 08:24
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Ông Đoàn Viết Tuấn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai, Hà Nội cho biết: Hiện sông Đáy, sông Nhuệ và các hồ trên địa bàn huyện có mức độ ô nhiễm ở mức báo động. Nguyên nhân một phần là việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.

(ảnh minh họa)

Theo tính toán của cơ quan chức năng, hiệu suất sử dụng phân đạm khi bón vào đất chỉ đạt 30-45%; phân lân 40-45%; kali 40-50% tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón. Từ thực tế này, cơ quan chức năng ước tính việc sử dụng phân bón đang gây lãng phí và để lại tồn dư nhiều trong môi trường. Đáng lo ngại hơn, lượng tồn dư này sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nông nghiệp, làm ô nhiễm nguồn nước, đất và có thể gây đột biến gen đối với một số cây trồng…

Nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt đang có xu hướng gia tăng, nhất là chất thải từ phân bón. Khi việc kiểm soát hoạt động sử dụng phân bón trong trồng trọt còn hạn chế thì hậu quả mà môi trường phải gánh là không nhỏ.

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: Tập quán canh tác của người dân nhiều năm nay không thay đổi, hơn nữa, người dân cũng chưa được đào tạo, tập huấn về sử dụng phân bón. “Việc sử dụng đạm hóa chất trong trồng trọt bừa bãi khiến dư thừa nitrat và khi vượt ngưỡng sẽ biến thành nitrit gây nguy hại cho con người, ảnh hưởng tới nguồn gen các loài sinh vật. Đồng thời, phần dư thừa chưa được cây trồng hấp thu sẽ tồn lại trong đất hoặc bị rửa trôi theo nguồn nước mặt, nước mưa, gây ô nhiễm nguồn nước”, ông Hồng cảnh báo.

Thắng Nam (th)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ảnh hưởng môi trường từ việc sử dụng phân bón tràn lan