Australia giết 10.000 lạc đà vì uống quá nhiều nước

Phương Linh (T/h)|08/01/2020 10:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thợ săn chuyên nghiệp và trực thăng sẽ tiêu diệt 10.000 con lạc đà hoang ở Australia, sau khi người dân than phiền loài vật này.

Việc tiêu diệt lạc đà dự kiến sẽ kéo dài trong 5 ngày. Trước đó, cộng đồng dân cư trong khu vực nhiều lần phàn nàn lạc đà hoang dã xâm chiếm đất đai của họ để tìm nước uống.

Kế hoạch trên nằm trong nỗ lực kiểm soát số lượng lạc đà ở khu vực hẻo lánh phía tây bắc của bang South Australia. Những người đứng đầu AYP thông qua kế hoạch tiêu diệt hàng loạt và nhấn mạnh lạc đà hoang dã đang gây thiệt hại trên diện rộng cho cộng đồng dân cư địa phương. “Chúng tôi phải đối mặt với điều kiện ngột ngạt khó chịu vì lạc đà liên tục mò tới, phá đổ hàng rào, lang thang quanh nhà và tìm cách tiếp cận nguồn nước qua điều hòa”, Marita Baker, ủy viên hội đồng chấp hành APY, cho biết.

Lạc đà hoang trên sa mạc Simpson ở miền trung Australia. Ảnh: News.com.au

Theo phát ngôn viên Cơ quan Môi trường và Nước sạch bang South Australia, nhiều cư dân ở phía tây APY tập trung lạc đà để bán, nhưng cách này không giúp kiểm soát số lượng lạc đà đông đúc trong thời tiết khô hạn.

Các chuyên gia cho biết có hơn 1,2 triệu con lạc đà hoang dã ở Australia, chủ yếu phân bố ở miền trung đất nước. Nhưng chúng tiếp tục mở rộng nơi sinh sống, bao gồm đất trang trại ở các quận ven biển phía đông nam bang Western Australia. Loài động vật du mục trên sa mạc này di cư khỏi những nơi khô hạn ở Nullarbor và Goldfields để tìm thức ăn và nước uống.

Theo Cơ quan Báo cáo Môi trường Australia (ASER), lạc đà được đưa tới Australia vào khoảng năm 1840. Năm 2008, ước tính 1 triệu con lạc đà sống lang thang ở vùng đất khô cằn ở các bang Western Australia, Northern Territory, South Australia và Queensland. Các nỗ lực tiêu diệt trong khoảng năm 2009 – 2013 chỉ giết chết 160.000 con lạc đà.

Phương Linh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Australia giết 10.000 lạc đà vì uống quá nhiều nước
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.