Bắc Kinh đưa mình ra khỏi top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Tú Anh (T/h)|21/09/2019 12:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo tổ chức giám sát chất lượng không khí AirVisual, Bắc Kinh sẽ được bỏ tên khỏi danh sách 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.Trung Quốc có bước nhảy vọt thần kỳ về kinh tế trong hơn 3 thập kỷ qua. Nhưng để đối lấy sự tăng trưởng thần kỳ đó, đất nước tỷ dân phải trả một cái giá không nhỏ là vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Trung Quốc có bước nhảy vọt thần kỳ về kinh tế trong hơn 3 thập kỷ qua. Nhưng để đối lấy sự tăng trưởng thần kỳ đó, đất nước tỷ dân phải trả một cái giá không nhỏ là vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Bắc Kinh đưa mình ra khỏi top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Tổ chức AirVisual có trụ sở ở Thụy Sĩ cho hay Bắc Kinh “đang đi đúng hướng” trong việc giảm bụi mịn PM2.5, các hạt nhỏ gây ô nhiễm không khí và nguy hại với sức khỏe người. Bụi mịn PM2.5 được hít sâu vào phổi có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, gây ung thư phổi và các bệnh về tim mạch.

Nồng độ PM2.5 trong không khí ở Bắc Kinh năm nay giảm gần 20% so với năm 2018. Chỉ số PM2.5 trung bình mỗi giờ ở thủ đô Trung Quốc giảm xuống còn 42,6 mcg/m3 trong 8 tháng đầu năm 2019, trong khi, cùng kỳ năm ngoái là 52,8 mcg/m3.

Để ngăn chặn bụi, Bắc Kinh kiểm soát bụi phát ra tại các công trường xây dựng, niêm phong phương tiện vận tải tạo ra bụi, tăng cường quét đường và hút bụi.

Kể từ năm 2013, Bắc Kinh bắt đầu triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường như hạn chế đốt than sưởi ấm, loại bỏ các phương tiện xả thải cao. Bắc Kinh đóng cửa 6 nhà máy xi măng và nâng cấp gần 2.000 công ty để hạn chế phát thải. Mục tiêu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đặt ra khi đó cho Bắc kinh là khiến bầu trời đầy khói bụi của nước này trong xanh trở lại.

Năm 2016, chính quyền Bắc Kinh phân chia thời gian lưu thông của các phương tiện. Xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ đi ngày lẻ. Hơn 1.600 trạm kiểm soát được xây dựng để giám sát việc thi hành quy định này. Bắc Kinh cũng thiết lập các hệ thống giao thông xanh và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Trong cùng năm, Bắc Kinh yêu cầu hơn 1.200 công ty tại Bắc Kinh tạm dừng hoặc hạn chế hoạt động sản xuất. Điều này phần nào giúp giảm 30% lượng chất gây ô nhiễm không khí hàng ngày.

Tới đầu năm 2017, Bắc Kinh xây dựng “vòng cổ xanh” cây cối và các vành đai xanh như là một giải pháp tự nhiên để chống lại ô nhiễm, ngừng hoạt động nhà máy điện đốt than cuối cùng và di dời các nhà máy gây ô nhiễm, loại bỏ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao và lạc hậu. Chính quyền thành phố cũng khuyến kích xây dựng dự án sử dụng khí gas và các nhiên liệu sạch để thay thế sử dụng than.

Lộ trình dài hơi, từng bước và khoa học đang mang trở lại thứ không khí trong lành tưởng như không thể lấy lại đối với người dân Bắc Kinh. Ông Joyce Msuya, Giám đốc Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc cho rằng câu chuyện giải quyết ô nhiễm không khí ở thủ đô của Trung Quốc là đáng để học hỏi ở bất cứ quốc gia nào.

Tú Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắc Kinh đưa mình ra khỏi top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới